Jait Capsules

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Lysozyme Chloride, Tocopherol acetate, Carbazochrome, Inositol nicotinate, Aloin
Dạng bào chế
Viên nang
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Seoul Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Phil International Co., Ltd - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-1486-06

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lysozyme Chloride

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Tác dụng của Lysozyme chloride

    Lysozyme chloride thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm, viêm xoang mạn tính, khó thở, có đờm và chảy máu.

    Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

    Cách dùng Lysozyme chloride

    Liều thông thường là 90mg dùng 2-3 lần/ngày.

    Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

    Thận trọng khi dùng Lysozyme chloride

    Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

    • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
    • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc lysozyme chloride;
    • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
    • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
    • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Tương tác thuốc của Lysozyme chloride

    Thuốc lysozyme chloride có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Tác dụng phụ của Lysozyme chloride

    Các phản ứng phụ thường gặp nhất là phát ban da hoặc đỏ, tiêu chảy, khó chịu đường tiêu hóa và chán ăn.

    Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bảo quản Lysozyme chloride

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Carbazochrome

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Thành phần
    Carbazochrome
    Dược lực của Carbazochrome
    Carbazochrome sodium sulfonate tác động lên mao mạch ức chế sự tăng tính thấm mao mạch làm tăng sức bền mao mạch, vì vậy rút ngắn thời gian chảy máu (tác dụng cầm máu) mà không ảnh hưởng đến sự đông máu hệ thống tiêu fibrin.
    Dược động học của Carbazochrome
    Khi dùng 50 mg Carbazochrome sodium sulfonate đường tĩnh mạch ở nam giới khỏe mạnh, thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương khoảng 40 phút và 75% liều dùng đường đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu với một tốc độ tương đối nhanh.
    Sau khi uống 150 mg Carbazochrome sodium sulfonate (5 viên) ở nam giới khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đến đỉnh cao nhất (25 ng/ml) sau 0,5-1 giờ. Thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương là khoảng 1,5 giờ.
    Lượng Carbazochrome sodium sulfonate bài tiết qua nước tiểu phù hợp với nồng độ thuốc trong huyết tương và đạt đến đỉnh cao sau khi uống 0,5-1,5 giờ và thuốc được đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi uống.
    Tác dụng của Carbazochrome
    Cầm máu.
    - Không có tác dụng trên sự đông máu nhưng có tác dụng cầm máu.
    - Tác dụng chủ yếu trên thành mạch, đặc biệt là các mao mạch, do đó làm tăng sức bền của thành mạch.
    - Với liều điều trị, Carbazochrome không có các tính chất giống giao cảm.
    Chỉ định khi dùng Carbazochrome
    Ðược dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch. - Xu hướng chảy máu (ban xuất huyết...) do giảm sức bền mao mạch tăng tính thấm mao mạch. - Chảy máu từ da, niêm mạc và nội mạc do giảm sức bền mao mạch, chảy máu ở đáy mắt, chảy máu thận và băng huyết. - Chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật do giảm sức bền mao mạch.
    Cách dùng Carbazochrome
    Người lớn:
    1 đến 3 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn 1 giờ.
    Trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi:
    1 đến 2 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn.
    Nhũ nhi:
    1/2 đến 1 viên/ngày.
    Phẫu thuật: ngày trước và nửa giờ trước khi mổ.
    Thận trọng khi dùng Carbazochrome
    Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với sản phẩm này.
    Sử dụng ở người lớn tuổi : Do ở người lớn tuổi hay có giảm chức năng sinh lý, nên cần giảm liều và theo dõi chặt chẽ.
    Ảnh hưởng đến những kết quả xét nghiệm : Test urobilirubin có thể trở nên dương tính do các chất chuyển hóa của Carbazochrome sodium sulfonate.
    Tác dụng phụ của Carbazochrome
    Quá mẫn : Khi có phản ứng quá mẫn xảy ra như phát ban chẳng hạn thì ngưng dùng thuốc.
    Dạ dày-ruột : Chán ăn, khó chịu ở dạ dày.v.v. có thể xảy ra không thường xuyên.
    Bảo quản Carbazochrome
    Nơi mát, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Inositol

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Vitamin B8
    Dược lực của Inositol
    Inositol hay còn gọi là vitamin B8, đây là một vitamin cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào trong cơ thể. Vitamin B8 tan trong nước, tập trung nhiều ở các cơ quan như gan não, tim, lá lách, thận và dạ dày.
    Chức năng cơ bản của Inositol là duy trì thu nạp chất béo từ cơ thể vào trong gan. Inositol được bổ sung trong các đồ uống, thực phẩm với mục đích tăng cường hiệu quả chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng.
    Người ta cũng tìm thấy nồng độ Inositol cao trong não và tim; inositol hoạt động giống như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống tuần hoàn thông tin trong cơ thể. Inositol có một số tác dụng trên cơ thể như:
    Tăng tính nhạy cảm Insulin, giúp điều hòa đường huyết, chống đái tháo đường.
    Điều hòa lượng Prolactin trong máu.
    Điều hòa tỷ lệ hormone LH/FSH (tỷ lệ này >2 là một dấu hiệu của hội chứng Buồng trứng đa nang)
    Điều hòa tổng hợp hormone Leptin
    Tác dụng của Inositol
    - Tăng cường khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt tốt với trường hợp phụ nữ bị vô sinh do hội chứng đa nang buồng trứng.
    - Hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp, mỡ máu
    - Cải thiện chức năng nhận thức
    - Giảm nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm lý
    Dựa trên những công dụng của inositol đã kể trên, đối tượng sử dụng của inositol sẽ bao gồm:
    - Phụ nữ vô sinh do hội chứng đa nang buồng trứng
    - Phụ nữ bị tiểu đường trong thai kì, bệnh nhân bị tiểu đường type 1
    - Người bị suy giảm trí nhớ Alzheimer
    - Rối loạn tăng động giảm trí nhớ (ADHD), tự kỷ, trầm cảm
    - Người cao huyết áp, mỡ máu.
    Chỉ định khi dùng Inositol
    - Hội chứng đa nang buồng trứng: 1200 mg/ ngày- Rối loạn lưỡng cực: 12 gram/ 24h- Trầm cảm: 12 gram/24h- Tiểu đường type 2: 500 mg x 2 lần/ ngày.- Hội chứng chuyển hóa: 2 gram x 2 lần/ ngày.
    Cách dùng Inositol

    Liều dùng thông thường của inositol là gì?

    • Đối với rối loạn hoảng loạn: bạn dùng 12-18g mỗi ngày.
    • Đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế: bạn dùng 18g mỗi ngày.
    • Điều trị các triệu chứng liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang: bạn dùng D-chiro-inositol 1200mg mỗi ngày.
    • Để điều trị bệnh vẩy nến do lithium: bạn dùng 6g mỗi ngày.

    Liều dùng của inositol có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Inositol có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Inositol có các dạng bào chế:

    • Viên nang 500mg
    • Bột
    Tác dụng phụ của Inositol
    Inositol là một dưỡng chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể, thường rất hiếm khi thấy tác dụng phụ khi sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể gặp như mẩn ngứa, tuy nhiên thường sẽ tự hết mà không cần can thiệp.