Me Dentarone

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Lysozyme, Carbazochrome, Vitamin E
Dạng bào chế
Viên nang
Dạng đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Meditech Korea Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Medipharm
Số đăng ký
VN-6638-02

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lysozyme

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Thành phần
    Lysozyme chloride
    Dược lực của Lysozyme
    Lysozyme là một enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn.
    Tác dụng của Lysozyme
    Lysozyme chlorid là men mucopolysaccharidase, có đặc tính kháng khuẩn trên các mầm bệnh gram dương.
    Ngoài ra, lysozyme còn có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch ở thể dịch và ở các tế bào tại chỗ, đồng thời tham gia vào phản ứng kháng viêm do có tác động kháng histamin. Kháng viêm bằng cách: Làm bất hoạt các yếu tố gây viêm trong tổ chức (protein và peptide) bằng cách tạo thành các phức hợp.
    Kháng virus: Là chất mang điện dương và tác dụng phụ trợ bằng cách hoặc tạo nên phức hợp với các virus mang điện âm hoặc bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của virus.
    Chỉ định khi dùng Lysozyme
    Trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu.
    Cách dùng Lysozyme
    Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.
    Thận trọng khi dùng Lysozyme
    Bản thân & gia đình có tiền sử dị ứng như viêm da dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Phụ nữ có thai & cho con bú.
    Chống chỉ định với Lysozyme
    Quá mẫn với với thành phần thuốc hoặc dị ứng với lòng trắng trứng.
    Tác dụng phụ của Lysozyme
    Tiêu chảy, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ợ hơi.
    Đề phòng khi dùng Lysozyme
    Bản thân & gia đình có tiền sử dị ứng như viêm da dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Phụ nữ có thai & cho con bú.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Carbazochrome

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Thành phần
    Carbazochrome
    Dược lực của Carbazochrome
    Carbazochrome sodium sulfonate tác động lên mao mạch ức chế sự tăng tính thấm mao mạch làm tăng sức bền mao mạch, vì vậy rút ngắn thời gian chảy máu (tác dụng cầm máu) mà không ảnh hưởng đến sự đông máu hệ thống tiêu fibrin.
    Dược động học của Carbazochrome
    Khi dùng 50 mg Carbazochrome sodium sulfonate đường tĩnh mạch ở nam giới khỏe mạnh, thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương khoảng 40 phút và 75% liều dùng đường đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu với một tốc độ tương đối nhanh.
    Sau khi uống 150 mg Carbazochrome sodium sulfonate (5 viên) ở nam giới khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đến đỉnh cao nhất (25 ng/ml) sau 0,5-1 giờ. Thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương là khoảng 1,5 giờ.
    Lượng Carbazochrome sodium sulfonate bài tiết qua nước tiểu phù hợp với nồng độ thuốc trong huyết tương và đạt đến đỉnh cao sau khi uống 0,5-1,5 giờ và thuốc được đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi uống.
    Tác dụng của Carbazochrome
    Cầm máu.
    - Không có tác dụng trên sự đông máu nhưng có tác dụng cầm máu.
    - Tác dụng chủ yếu trên thành mạch, đặc biệt là các mao mạch, do đó làm tăng sức bền của thành mạch.
    - Với liều điều trị, Carbazochrome không có các tính chất giống giao cảm.
    Chỉ định khi dùng Carbazochrome
    Ðược dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch. - Xu hướng chảy máu (ban xuất huyết...) do giảm sức bền mao mạch tăng tính thấm mao mạch. - Chảy máu từ da, niêm mạc và nội mạc do giảm sức bền mao mạch, chảy máu ở đáy mắt, chảy máu thận và băng huyết. - Chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật do giảm sức bền mao mạch.
    Cách dùng Carbazochrome
    Người lớn:
    1 đến 3 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn 1 giờ.
    Trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi:
    1 đến 2 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn.
    Nhũ nhi:
    1/2 đến 1 viên/ngày.
    Phẫu thuật: ngày trước và nửa giờ trước khi mổ.
    Thận trọng khi dùng Carbazochrome
    Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với sản phẩm này.
    Sử dụng ở người lớn tuổi : Do ở người lớn tuổi hay có giảm chức năng sinh lý, nên cần giảm liều và theo dõi chặt chẽ.
    Ảnh hưởng đến những kết quả xét nghiệm : Test urobilirubin có thể trở nên dương tính do các chất chuyển hóa của Carbazochrome sodium sulfonate.
    Tác dụng phụ của Carbazochrome
    Quá mẫn : Khi có phản ứng quá mẫn xảy ra như phát ban chẳng hạn thì ngưng dùng thuốc.
    Dạ dày-ruột : Chán ăn, khó chịu ở dạ dày.v.v. có thể xảy ra không thường xuyên.
    Bảo quản Carbazochrome
    Nơi mát, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin E

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    D-alpha tocopheryl acetate
    Dược lực của Vitamin E
    Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol). 
    Chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
    Dược động học của Vitamin E
    - Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.
    - Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
    - Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này.
    - Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
    Tác dụng của Vitamin E
    Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
    Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
    Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
    Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.
    Chỉ định khi dùng Vitamin E
    Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E. 
    Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. 
    Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. 
    Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.
    Cách dùng Vitamin E
    1 viên (400 UI) /ngày.
    Thận trọng khi dùng Vitamin E
    Tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
    Chống chỉ định với Vitamin E
    Quá mẫn với thành phần thuốc.
    Tương tác thuốc của Vitamin E
    Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
    Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
    Tác dụng phụ của Vitamin E
    Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.
    Đề phòng khi dùng Vitamin E
    Tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
    Bảo quản Vitamin E
    Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.