Binexumina Ophthalmic solution

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Naphazolin hydrochloride, Cyanocobalamin, Pyridoxine hydrochloride, Sodium Chondroitin sulfate, Potassium glycyrhizinate, Dexpanthenol
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 15ml
Sản xuất
Binex Co., Ltd - MỸ
Đăng ký
Binex Co., Ltd - MỸ
Số đăng ký
VN-1605-06

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cyanocobalamin

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Cyanocobalamin
    Dược lực của Cyanocobalamin
    Cyanocobalamin là một trong 2 dạng của vitamin B12 đều có tác dụng tạo máu.
    Dược động học của Cyanocobalamin
    - Hấp thu: Sau khi uống Cyanocobalamin được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo 2 cơ chế: cơ chế thụ động khi liều lượng dùng nhiều, và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niên mạc dạ dày tiết ra. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thoả mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả dạng thiếu vitamin B12.
    - Phân bố: Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.
    - Thải trừ: khoảng 3 mcg cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó khoảng 50-60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.
    Tác dụng của Cyanocobalamin
    Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein.
    Ngoài ra, khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường huyết học ở các người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng hoá, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây huỷ myelin sợi thần kinh.
    Chỉ định khi dùng Cyanocobalamin
    Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.
    Cách dùng Cyanocobalamin
    Thuốc nhỏ mắt:
    Nhỏ 3-4 giọt/ngày.
    Thận trọng khi dùng Cyanocobalamin
    Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
    Chống chỉ định với Cyanocobalamin
    Quá mẫn với thành phần thuốc. Người mang kính sát tròng.
    Tác dụng phụ của Cyanocobalamin
    Có thể có rát tại chỗ hay phản ứng quá mẫn.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Potassium

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Potassium chloride
    Dược động học của Potassium
    - Hấp thu: KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng.
    - Thải trừ: Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu.
    Tác dụng của Potassium
    Bổ sung kali:
    Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc:
    - Do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích.
    - Do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo.
    - Do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân).
    Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất.
    Ion Cl-: cung cấp ion Cl- cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu.
    Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ gây loét của KCl.
    Chỉ định khi dùng Potassium
    Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
    Cách dùng Potassium
    Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali.
    Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
    Thận trọng khi dùng Potassium
    - Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị.
    - Thận trọng khi sử dụng cho người già.
    Chống chỉ định với Potassium
    Tuyệt đối:
    - Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu).
    Tương đối:
    - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
    Tương tác thuốc của Potassium
    Chống chỉ định phối hợp:
    - Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
    Không nên phối hợp:
    - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
    Tác dụng phụ của Potassium
    - Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên.
    - Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây loét ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dexpanthenol

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Dexpanthenol
    Dược lực của Dexpanthenol
    Panthenol (còn được gọi là pantothenol) là chất tương tự rượu của axit pantothenic (vitamin B5), và do đó là một provitamin của B5. Trong các sinh vật, nó nhanh chóng bị oxy hóa thành axit pantothenic. Nó là một chất lỏng trong suốt nhớt ở nhiệt độ phòng. Panthenol được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm và để cải thiện việc chữa lành vết thương trong các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm. Thực tế, panthenol chỉ là một chất chuyển hóa từ vitamin B5 và tương đối dễ dàng chuyển đổi thành vitamin này trong cơ thể.
    Khi các loại kem, thuốc mỡ và các công thức có chứa pro vitamin B5 được áp dụng cho vào hấp thụ qua da, pro vitamin này được chuyển đổi thành vitamin B5 ( pantothenic acid), trong đó có khả năng tự nhiên rộng để dưỡng ẩm, làm dịu, chữa lành và tái tạo da.
    Pro vitamin B5 là chất lỏng hơi nhớt, tan trong nước và alcohol, không tan trong dầu.
    Tác dụng của Dexpanthenol
    Phục hồi da tổn thương, làm lành vết thương, chống viêm và kích ứng
    Panthenol có dữ liệu lâm sàng tốt trong việc hỗ trợ làm lành đa dạng các tổn thương da khác nhau và thường được sử dụng như một phần trong các liệu pháp điều trị kết hợp. Nó giúp gia tăng tốc độ chữa lành vết thương và các vết bỏng cũng như hỗ trợ trong việc cấy ghép da và điều trị sẹo. Làn da được làm dịu với D-panthenol có xu hướng trở nên mềm mịn và đàn hồi hơn. Hiệu quả này có thể là nhờ nào khả năng đã được chứng minh của D-panthenol trong việc kích thích sự tăng trưởng của các tế bào da quan trọng và tái kết cấu ma trận bên trong da.
    D-panthenol cũng cải thiện các tổn thương trên bề mặt da (gặp ở các làn da khô ráp, xay sát) bằng việc hỗ trợ tái tạo, củng cố biểu bì và lớp sừng từ đó cải thiện hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da. D-panthenol còn được chứng minh có khả năng giảm kích ứng, viêm cũng như cải thiện tình trạng ngứa, ban đỏ trên da và các triệu chứng khác.
    Chỉ định khi dùng Dexpanthenol
    - Tổn thương da do bỏng nhẹ, phỏng nắng, trầy xước da, mảng ghép da chậm lành.   -  Nứt da chân, nứt đầu vú, rạn da bụng do mang thai, hăm đỏ vùng mông ở trẻ sơ sinh.   -  Ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng, sự bức xạ.
    Hói tóc (từng vùng hoặc lan tỏa), rối loạn dinh dưỡng móng tay & chân, một số bệnh ngoài da (phỏng, bệnh trên da đầu)
    Cách dùng Dexpanthenol
    *Dạng kem:Thoa thuốc 1-2 lần mỗi ngày, xoa nhẹ để thuốc dễ ngấm.   –  Trẻ sơ sinh: thoa 1 lớp mỏng thuốc lên vùng mông hăm đỏ sau khi vệ sinh hằng ngày và sau mỗi lần thay tã cho bé.   -  Người mẹ đang cho con bú: sau khi cho bú xong,  thoa 1 lớp mỏng thuốc lên núm vú và xoa nhẹ. Lau sạch vùng bôi thuốc trước khi cho con bú trở lại.    -  Vết bỏng nhẹ: thoa 1 lớp thuốc dày sau khi đã sát trùng sạch vùng tổn thương.   -  Ngừa và trị phỏng nắng: thoa 1 lớp thuốc mỏng trên da.*Dạng tiêm/ viên:
    Người lớn: khởi đầu, tuần lễ tiêm 3 lần x 1-2 ống tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Dùng một đợt 6 tuần, rồi chuyển sang thuốc uống ngày 3 viên. Ðợt dùng 2 tháng.
    Thận trọng khi dùng Dexpanthenol
    Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
    Chống chỉ định với Dexpanthenol
    Quá mẫn với thành phần thuốc.
    Tác dụng phụ của Dexpanthenol
    Hiếm: nổi ban hoặc mẩn đỏ, phù Quincke.