Ceftizoxim 1g

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ceftizoxim 1g (dạng Ceftizoxim natri)
Dạng bào chế
Hộp 1 lọ, hộp 10 lọ bột pha tiêm (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch)
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ, hộp 10 lọ bột pha tiêm (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch)
Sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-13975-11
Chỉ định khi dùng Ceftizoxim 1g
– Hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi mủ, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính.
- Tiết niệu: viêm thận
– bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
- Tiêu hóa: viêm đường mật, viêm phúc mạc, viêm túi mật.- Sinh dục: viêm tuyến tiền liệt, lậu, viêm nội mạc tử cung, viêm mô cận tử cung, nhiễm trùng vùng chậu.
- Nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng, viêm mô tế bào, viêm amidan, nhiễm trùng sau chấn thương, bỏng, vết thương, hậu phẫu, viêm phần phụ.
Cách dùng Ceftizoxim 1g
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Nhiễm trùng không biến chứng: 2 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 12 giờ.- Nhiễm trùng trung bình đến nặng: 3 – 6 lọ/ngày chia đều từng liều tiêm cách nhau 8 giờ.
- Nhiễm trùng cần kháng sinh liều cao (nhiễm trùng máu): 6 – 8 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 8 giờ.- Nhiễm trùng đe dọa tính mạng: 12 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 4 giờ.- Điều trị lậu: liều đơn 1g Cefotaxim tiêm bắp.
Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi:- Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, dùng liều 50 – 100 mg/kg/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 12 giờ.
Nhiễm trùng đe dọa tử vong, liều có thể tăng đến 150 – 200 mg/kg/ngày.
Trẻ đẻ non:- Liều không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày.
Bệnh nhân suy thận:- Nếu độ thanh thải của Creatinin dưới 5 ml/phút.
Liều duy trì nên giảm một nửa. Liều khởi đầu phụ thuộc vào tính nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và mức độ nặng của nhiễm trùng.
Tương tác thuốc của Ceftizoxim 1g
– Dùng đồng thời cephalosporin với kháng sinh polymyxin có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.- Người bị bệnh suy thận có thể bị tổn thương về não và cơn động kinh cục bộ nếu dùng đồng thời cefotaxim với azlocilin.- Độ thanh thải của cefotaxim sẽ giảm nếu dùng đồng thời với azlocilin hay mezlocilin. Vì vậy cần phải giảm liều Cefotaxim nếu dùng phối hợp.- Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của Cyclosporin.
Tác dụng phụ của Ceftizoxim 1g
– Huyết học: có thể giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, và giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.- Gan: có thể tăng men gan và bilirubin thoáng qua.- Thận: có thể giảm chức năng thận. Hiếm gặp viêm thận kẽ.- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Đôi khi tiêu chảy có thể do viêm ruột hoặc viêm đại tràng giả mạc.- Tim mạch: một vài trường hợp có thể xảy ra loạn nhịp tim.- Da: viêm đau tại nơi tiêm, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa.
Đề phòng khi dùng Ceftizoxim 1g
– Thận trọng khi sử dụng Cefotaxim cho người dị ứng với penicilin. Vì có khả năng xảy ra dị ứng chéo giữa penicilin và Cefotaxim.- Cần theo dõi chức năng thận khi sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng gây độc đối với thận.- Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzyme.- Tránh dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.- Khi dùng thuốc trên 10 ngày, phải theo dõi tế bào máu: nếu có giảm bạch cầu đa nhân trung tính phải ngưng ngay thuốc.- Nếu có tiêu chảy kéo dài hay trầm trọng phải lưu ý đến viêm đại tràng giả mạc.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ceftizoxim

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Natri ceftizoxim
Dược lực của Ceftizoxim
Ceftizoxim là một cephalosporin thế hệ 3, phổ tác dụng trên in vitro bao gồm cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn kỵ khí.
+ Gram dương: Streptococcus pneumonia, các Streptocpccus khác (trừ enterococci), hoặc Staphylococcus aureus. Tuy nhiên, ceftizoxim nói chung không nên được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương khi một penicillin hoặc một cephalosporin thế hệ một có tác dụng.
+ Gram âm: Enterobacter spp., Escherichia coli, Haemophilus influenza (kể cả chủng kháng ampicillin), Klebsiella pneumonia, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri, Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens.
+ Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides spp., Peptococcus spp., Peptostreptococcus spp.
Dược động học của Ceftizoxim
Dạng tiêm hấp thu nhanh chóng.
1 giờ sau khi tiêm bắp 1,0 g ceftizoxim, nồng độ đỉnh đạt khoảng 39 mg/ml huyết tương. Ceftizoxim liên kết với protein huyết tương khoảng 30%. Ceftizoxim phân bố rộng trong các mô và cơ thể, có thể đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi màng não bị viêm. Ceftizoxim có thể đi qua nhau thai và có thể có mặt trong sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Thời gian bán thải của Ceftizoxim khoảng 1,7 giờ, kéo dài ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân suy thận. Ceftizoxim bài tiết 90% qua thận ở dạng không chuyển hóa trong vòng 24 giờ.
Chỉ định khi dùng Ceftizoxim
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do Klebsiella spp., Proteus mirabilis; Escherichia coli; Haemophilus influenza kể cả các chủng kháng ampicillin, Staphylococcus aureus (tiết và không tiết penicillinase); Serratia spp.; Enterobacter spp.; Bacteroidesb spp.; và Streptococcus spp. Kể ra S.pneumoniae, nhưng trừ enterococci.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi Staphylococcus aureus (tiết và không tiết penicillinase); Escherichia coli; Pseudomonas spp. bao gồm P.aeruginosa; Proteus mirabilis; P.vulgaris; và Enterobacter spp.
+ Bệnh lậu không biến chứng bao gồm bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.
+ Bệnh viêm vùng chậu gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, Escherichia coli, Streptococcus agalactiae.
LƯU Ý: Ceftizoxim, như các cephalosporin khác, không có hoạt tính chống Chlamydia trachomatis. Vì vậy, khi cephalosporin được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhân bị bệnh viêm vùng chậu và nghi ngờ C.trachomatisis là một trong những tác nhân gây bệnh, thuốc diệt Chlamydia trachomatis phù hợp cần được bổ sung.
Nhiễm trùng ổ bụng gây ra bởi Escherichia coli; Staphylococcus epidermidis; Stretococcus spp. (trừ enterococci.); Enterobacter spp.; Klebsiella spp.; Bacteroides spp. bao gồm cả B.tragilis; và các cầu khuẩn kỵ khí, kể cả Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Nhiễm trùng huyết do Streptococcus spp. bao gồm S.Pneumoniae (nhưng loại trừ enterococci.); Staphylococcus aureus (tiết và không tiết penicillinase); Escherichia coli; Pseudomonas spp. bao gồm cả B.fragilis; Klebsiella spp.; và Serratia spp.
+ Nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da gây ra bởi Staphylococcus aureus (tiết và không tiết penicillinase); Escherichia coli; Klebsiella spp.; Streptococcus spp. kể ra Streptococcus pyogenes (nhưng loại trừ enterococci.), Proteus mirabilis; Serratia spp.; Enterobactep spp.; Bacteroides spp. bao gồm cả B.ftragilis và cầu khuẩn kỵ khí, kể cả Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Nhiễm trùng xương do Staphylococcus aureus (tiết và không tiết penicillinase); Streptococcus spp. (không bao gồm enterococci.); Proteusmirabilis; Bacteroides spp. và cầu khuẩn kỵ khí, kể cả Peptococcus spp. và Peptostreptococcus spp.
Viêm màng não do Hamophilus influenza. Ceftizoxim cũng đã được sử dụng thành công trong điều trị một số trẻ em và người lớn viêm màng não do Streptococcus pneumonia.
Cách dùng Ceftizoxim
Cách dùng: Ceftizoxim được dùng dưới dạng muối natri bằng cách tiêm bắp sâu, hoặc tiêm tiêm tĩnh mạch chậm từ 3-5 phút.
Liều dùng: tính trên Ceftizoxim
-Người lớn: 1-2g mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. Trong nhiễm khuẩn nặng, có thể tiêm tĩnh mạch chậm 2-4g mỗi 8 giờ. Trong nhiễm trùng đe dọa tính mạng, liều có thể tăng lên 2g mỗi 4 giờ.
-Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 50mg/kg mỗi 6-8 giờ.
-Điều trị nhiễm trùng tiết niệu-đường không biến chứng: liều 500mg mỗi 12 giờ.
-Điều trị bệnh lậu không biến chứng: liều duy nhất tiêm bắp 1g
-Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận: sau liều tấn công 0,5-1g, liều duy trì nên được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinine (CC) và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng:
+ CC 50-79ml/phút: 0,5 đến 1,5 g mỗi 8 giờ
+ CC 5-49ml/phút: 0,25-1g mỗi 12 giờ
+ CC ít hơn 5ml/phút: 250 đến 500 mg mỗi 24 giờ hoặc 0,5 đến 1 g mỗi 48 giờ, sau khi lọc máu
Thuốc chỉ dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ.
Thận trọng khi dùng Ceftizoxim
Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftizoxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác. Có dị ứng chéo giữa penicillin với cephalosporin trong 5-10% trường hợp. Phải hết sức thận trọng khi dùng Ceftizoxim cho người bị dị ứng với penicillin.
Nếu đồng thời dùng thuốc có khả năng gây độc đối với thận.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Nghiên cứu thực hiện ở chuột và thỏ đã cho thấy không có bằng chứng ceftizoxim ảnh hưởng tới thai nhi và khả năng sinh sản. tuy nhiên, nghiên cứu ở phụ nữ mang thai chưa được thực hiện, do đó thuốc nayd chỉ được sử dụng trong khi mang thai nếu thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Có thể dung ceftizoxim với người cho con bú nhưng phải quan tâm khi trẻ ỉa chảy, tưa và nổi ban, nếu tránh dung được thì tốt. Tuy nồng độ thuốc trong sữa thấp, nhưng vẫn có 3 vấn đề được đặt ra với trẻ đang bú là: Làm thay đổi vi khuẩn chí đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ và ảnh hưởng lên kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi trẻ bị sốt.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chống chỉ định với Ceftizoxim
Có tiền sử mẫn cảm với các cephalosporin.
Tương tác thuốc của Ceftizoxim
Probenecid làm giảm khả năng thải trừ qua thận của ceftizoxim.
Tăng nguy cơ gây độc với thận khi dung chung với các aminoglycoside.
Tác dụng phụ của Ceftizoxim
Thường gặp (1-5%):
– Qúa mẫn: Phát ban, ngứa, sốt.
– Tăng nhẹ AST (SGOT), ALT (SGPT) và phosphatase kiềm.
– Huyết học: tăng bạch cầu ái toan nhẹ, tăng tiểu cầu.
Dương tính với text Coombs
– Tại vị trí viêm: nóng, viêm mô tế bào, viêm tĩnh mạch, đau, dị cảm
Ít gặp (
– Qúa mẫn: tê và sốc phản vệ
– Gan: tăng quá mức bilirubin.
– Thận: tăng creatinine
– Huyết học: thiếu máu, bao gồm thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, và giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra.
– Tiết niệu: viêm âm đạo
– Tiêu hóa: tiêu chảy; buồn nôn và ói mửa đã được báo cáo.
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện trong quá trình điều trị hoặc sau đó.
Ngoài ra, có thể xuất hiện các tác dụng phụ chung của nhóm cephalosporin: hội chứng Stevens Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử da nhiễm độc, bệnh huyết thanh như phản ứng đọc với thận, thiếu máu bất sản, xuất huyết, thời gian prothrombin kéo dài, LDH tăng cao, pancytopenia, và mất bạch cầu hạt.
Một số cephalosporins có thể liên quan đến co giật, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận liều lượng không được hiệu chỉnh.
Hường dẫn cách xử trí ADR
Phải ngừng ngay ceftizoxim khi có biểu hiện nặng các tác dụng không mong muốn( như đáp ứng quá mẫn, viêm đại tràng mạc giả nghiêm trọng, co giật).
Đề phòng ngừa viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc: tiêm tĩnh mạch chậm. để giảm đau do tiêm bắp: pha them thuốc tê lodocain với thuốc ngay trước khi tiêm.
Thông báo ngay cho bác sỹ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Quá liều khi dùng Ceftizoxim
Quá liều và cách xử trí
Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị ỉa chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bềnh có thể bị viêm đại tràng mặc giả, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. cần phải ngừng thuốc và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sang trị viêm đại tràng do C.difficile( ví dụ như metronidazole, vancomycin).
Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay ceftizoxim và đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị.
Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ ceftizoxim trong máu
Bảo quản Ceftizoxim
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sang, ở nhiệt độ dưới 300C.
Dung dịch sau khi pha nên sử dụng ngay, hoặc có thể bảo quản trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
Không sử dụng nếu dung dịch xuất hiện cặn hay kết tủa.