Deacresiod

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Di-iodohydroxyquinoline
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 4 vỉ x 25 viên nén
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-4288-01
Chỉ định khi dùng Deacresiod
Tiêu chảy cấp, nhiễm amib đường ruột.
Cách dùng Deacresiod
- Tiêu chảy cấp: 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày, tối đa 7 ngày.
- Trẻ > 30 tháng tuổi: 5 – 10 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.
- Nhiễm amib đường ruột: Người lớn 2 – 3 viên x 3 lần/ngày trong 20 ngày.
Chống chỉ định với Deacresiod
Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụn nữ có thai, trẻ còn bú.
Tác dụng phụ của Deacresiod
Rối loạn chức năng tuyến giáp. Dị ứng da. Buồn nôn, đau dạ dày.
Đề phòng khi dùng Deacresiod
Bệnh nhân Suy gan hay suy thận. Không kéo dài điều trị quá 4 tuần.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Di-iodohydroxyquinoline

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Di-iodohydroxyquinoline
Dược lực của Di-iodohydroxyquinoline
Di-iodohydroxyquinoline là thuốc diệt amip trong lòng ruột.
Tác dụng của Di-iodohydroxyquinoline
Di-iodohydroxyquinoline là thuốc diệt amip trong lòng ruột và dạng kén, không có tác dụng ngoài ruột nên để điều trị tận gốc cần phối hợp với các thuốc trị amip ngoài ruột.
Chỉ định khi dùng Di-iodohydroxyquinoline
Bệnh lỵ amip đường ruột: bổ sung thuốc diệt amip ở mô trong bệnh lỵ amib; hoặc sử dụng đơn thuần đối với người lành mạnh có amip trong lòng ruột.
Ðược đề nghị trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính nghi do nhiễm khuẩn, không có hiện tượng xâm lấn (suy giảm tổng trạng, sốt, các dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc...).
Cách dùng Di-iodohydroxyquinoline
Tiêu chảy:
Người lớn: 2-3 viên/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần, trong tối đa 7 ngày.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 5-10 mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 lần.
Bệnh lỵ amib đường ruột:
Người lớn: 2-3 viên, 3 lần/ngày, trong 20 ngày.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 5-10 mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 lần.
Thận trọng khi dùng Di-iodohydroxyquinoline
Ðiều trị không thể thiếu việc bù nước nếu cần thiết. Lượng nước bù và đường sử dụng (uống, tiêm tĩnh mạch) tùy thuộc mức độ tiêu chảy, tuổi và tình trạng của bệnh nhân.
Trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng của hiện tượng xâm lấn phải dùng kháng sinh khuếch tán tốt.
Không điều trị kéo dài. Có thể gây chọn lựa chủng vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh và có nguy cơ bị bội nhiễm.
LÚC CÓ THAI
Không dùng cho phụ nữ mang thai.
Chống chỉ định với Di-iodohydroxyquinoline
Cường giáp.
Viêm da đầu chi do bệnh ruột.
Không dung nạp iode.
Trẻ còn bú.
Tác dụng phụ của Di-iodohydroxyquinoline
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Khi dùng hydroxyquinoleine hoặc clioquinol lâu dài và với liều cao: viêm tủy bán cấp, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh thị giác đã được ghi nhận.
Liên quan đến sự hiện diện của iode trong công thức của hoạt chất: rối loạn tuyến giáp kèm theo bướu hoặc cường giáp do quá tải iod; phát ban ngoài da dạng mụn.
Nôn mửa, đau dạ dày, phản ứng quá mẫn.
Thuốc có chứa iod (134mg/viên), có thể làm thay đổi kết quả một số test sinh học về tuyến giáp trong thời gian dài (đến 6 tháng).
Quá liều khi dùng Di-iodohydroxyquinoline
Trường hợp ngộ độc cấp: đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, sốt và lạnh run.
Ðiều trị triệu chứng và méthémoglobinémie.
Rửa dạ dày.