Eurocaljium-M

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcium carbonate, Vitamin D3, Cupric oxide, Magnesium oxide, Manganese sulfate, Zinc oxide
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 15 viên
Sản xuất
Navana Pharm., Ltd - BĂNG LA ĐÉT
Đăng ký
Công ty TNHH Dược phẩm Huy Nhật
Số đăng ký
VN-9540-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcium carbonate

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Calcium Carbonate
    Tác dụng của Calcium Carbonate
    Calcium Carbonate cải thiện tình trạng của người bệnh bằng cách thực hiện những chức năng sau: Trung hòa axit do đó làm giảm axit trào ngược.
    Thuốc này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi trong máu thấp ở những người không có đủ lượng canxi.
    Chỉ định khi dùng Calcium Carbonate
    Calcium Carbonate được dùng trong việc điều trị, kiểm soát, phòng chống, & cải thiện những bệnh, hội chứng, và triệu chứng sau: 
    - Bổ sung canxi
    - Dạ dày chua
    - Rối loạn dạ dày
    - Acid khó tiêu
    - Ợ nóng
    Cách dùng Calcium Carbonate
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị loãng xương:
    2500 – 7500 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị giảm canxi máu:
    900 – 2500 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều. Liều này có thể được điều chỉnh khi cần thiết để đạt mức độ canxi huyết thanh bình thường.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:
    300 – 8000 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau bao tử.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được dùng vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị lóet tá tràng:
    1250 – 3750 mg/ngày chia thành 2 – 4 lần. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm sự khó chịu ở bụng. Các yếu tố hạn chế đối với việc sử dụng Canxi Cacbonat lâu dài là tiết axit dạ dày quá nhiều và tiết axit hồi ứng.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị loét dạ dày
    1250 – 3750 mg/ngày chia thành 2 – 4 lần. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm sự khó chịu ở bụng. Các yếu tố hạn chế đối với việc sử dụng Canxi Cacbonat lâu dài là tiết axit dạ dày quá nhiều và tiết axit hồi ứng.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị ăn mòn thực quản:
    1250 – 3750 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 lần. Khả năng bị tiết axit hồi ứng có thể gây hại. Tuy nhiên, các thuốc kháng axit đã được sử dụng thường xuyên để kiểm soát việc ăn mòn thực quản và có thể có ích trong việc giảm nồng độ axit trong dạ dày.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị bệnh dạ dày trào ngược
    1250 – 3750 mg/ngày uống trong 2 – 4 lần. Khả năng bị tiết nhiều axit trở lại có thể gây hại. Tuy nhiên, các thuốc kháng axit đã thường xuyên được sử dụng trong việc điều trị ăn mòn thực quản và có thể có ích trong việc giảm nồng độ axit trong dạ dày.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Thận trọng khi dùng Calcium Carbonate
    Trước khi dùng thuốc này, hãy thông báo cho bác sĩ danh sách hiện tại những loại thuốc, sản phẩm không kê đơn (ví dụ: vitamin, thảo dược bổ sung, v.v...), dị ứng, những bệnh đang mắc, và tình trạng sức khỏe hiện tại (ví dụ: mang thai, sắp mổ, v.v...). Một vài tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ của thuốc hơn. Dùng thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn được in ra đi kèm sản phẩm. Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Hãy nói với bác sĩ nếu tình trạng của bạn duy trì hay xấu đi. Một số điểm quan trọng cần tư vấn được liệt kê dưới đây.
    Bọn trẻ
    Có thai, lên kế hoạch để có thai hoặc cho con bú
    Dùng thuốc này với một ly nước đầy
    Chống chỉ định với Calcium Carbonate
    Độ nhạy cao với Calcium Carbonate là chống chỉ định. Ngoài ra, Calcium Carbonate không nên được dùng nếu bạn có những bệnh chứng sau:
    Bệnh thận
    Khối u mà tan xương
    Sarcoidosis
    Tăng cường hoạt động của tuyến cận giáp
    lượng lớn canxi trong máu
    mất nước trầm trọng cơ thể
    phong trào ruột không đầy đủ hoặc không thường xuyên
    sỏi thận
    Tương tác thuốc của Calcium Carbonate
    Nếu bạn dùng thuốc khác hoặc sản phẩm không kê đơn cùng lúc, công dụng của Calcium Carbonate có thể thay đổi. Điều này có thể tăng rủi ro xảy ra tác dụng phụ hoặc làm cho thuốc không hoạt động đúng cách. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung bạn đang dùng để bác sĩ có thể giúp bạn phòng chống hoặc kiểm soát tương tác thuốc. Calcium Carbonate có thể tương tác với những loại thuốc và sản phẩm sau:
    Alendronate
    Calcium acetate
    Ciprofloxacin
    Digoxin
    Doxycycline
    Levofloxacin
    Potassium phosphate
    Sodium polystyrene sulfonate
    Tác dụng phụ của Calcium Carbonate
    Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn quan sát thấy những tác dụng phụ sau, đặc biệt là nếu chúng không biến mất.
    Buồn nôn
    Táo bón
    Đau đầu
    ĂN mất ngon
    Ói mửa

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin D3

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Vitamin D3
    Dược lực của Vitamin D3
    Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.
    Dược động học của Vitamin D3
    - Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
    - Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.
    - Chuyển hoá: trong cơ thể, vitamin D3 chuyển hoá ở gan và thận tạo ra chất chuyển hoá có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
    - Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
    Tác dụng của Vitamin D3
    - Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
    - Điều hoà nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.
    - Ngoài ra, vitamin D3 còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào biểu mô. Gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào biểu mô và tuyến tiết melanin, ung thư vú...
    - khi thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
    Chỉ định khi dùng Vitamin D3
    Còi xương.
    Chứng co giật, co giật do thiếu calci.
    Bệnh nhuyễn xương.
    Cách dùng Vitamin D3
    Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống.
    Còi xương: phòng bệnh còi xương phải được tiến hành sớm và liên tục đến hết 5 tuổi. Mỗi 6 tháng dùng 1 liều 5mg (200.000UI), liều dùng sẽ là 10mg (400.000UI) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu.
    Tạng co giật, co giật do thiếu calci: điều trị bằng vitamine D giống như liều được chỉ định để ngừa còi xương và cần kết hợp với muối calci.
    Thận trọng khi dùng Vitamin D3
    Tránh quá liều, đặc biệt ở trẻ em, không dùng quá 10-15mg/năm.
    Trong những chỉ định liều cao và kéo dài, phải thường xuyên theo dõi lượng calci trong máu, nước tiểu để tránh trường hợp quá liều.
    LÚC CÓ THAI
    Không nên chỉ định liều cao cho phụ nữ có thai.
    Chống chỉ định với Vitamin D3
    Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci, quá mẫn với vitamine D, những bệnh nhân nằm bất động (đối với liều cao).
    Tương tác thuốc của Vitamin D3
    - Không nên điều trị đồng thời vitamin D3 với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể đãn đến giảm hấp thu vitamin D3 ở ruột.
    - SỰ dụng dâud khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D3 ở ruột.
    - Dùng vitamin D3 cùng với thuốc lợi tiểu thiazid có thể dẫn đến tăng calci huyết.
    _ Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với phenobarbital và hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng đọ 25- hydroergocalciferol và 25- hydroxy- colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.
    Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D3.
    - Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
    Tác dụng phụ của Vitamin D3
    Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng tăng calci huyết, tăng calci huyết, tăng calci niệu, đau nhức xương khớp. Nếu dùng kếo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.
    Ngoài ra có thể gặp suy nhược , mệt mỏi , nhức đầu , buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giòn xương...
    Quá liều khi dùng Vitamin D3
    - Triệu chứng lâm sàng: biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, táo bón, cao huyết áp.
    - Triệu chứng cận lâm sàng: tăng calci huyết, tăng calci niệu, rối loạn quan trọng các chức năng thận.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Magnesium

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Magnesium sulfate
    Dược lực của Magnesium
    Về phương diện sinh lý, magnesium là một cation có nhiều trong nội bào. Magnesium làm giảm tính kích thích của neurone và sự dẫn truyền neurone-cơ. Magnesium tham gia vào nhiều phản ứng men.
    Dược động học của Magnesium
    - Hấp thu: không hấp thu qua đường tiêu hoá.
    - Chuyển hoá: thuốc không chuyển hoá trong cơ thể.
    - Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
    Tác dụng của Magnesium
    Khi uống Magnesium sulfate có tác dụng gây nhuận tràng do 2 nguyên nhân: do không hấp thu khi uống nên hút nước vào trong lòng ruột để cân bằng thẩm thấu, kích thích giải phóng cholescystokinin - pancreozymin nên gây tích tụ các chất điện giải và chất lỏng vào trong ruột non, làm tăng thể tích và tăng kích thích sự vận động của ruột.
    Khi tiêm có tác dụng chống co giật trong nhiễm độc máu ở phụ nữ có thai, điều trị đẻ non, giảm magnesium máu.
    Chỉ định khi dùng Magnesium
    Ðiều trị các triệu chứng gây ra do tình trạng giảm Mg máu, bổ sung Mg trong phục hồi cân bằng nước điện giải, điều trị sản giật.
    Cách dùng Magnesium
    Tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng.
    Chống chỉ định với Magnesium
    Suy thận nặng với độ thanh thải của creatinine dưới 30 ml/phút.
    Tương tác thuốc của Magnesium
    Quinidin, các thuốc nhóm cura.
    Tránh dùng magnesium kết hợp với các chế phẩm có chứa phosphate và muối calcium là các chất ức chế quá trình hấp thu magnesium tại ruột non.
    Trong trường hợp phải điều trị kết hợp với tetracycline đường uống, thì phải uống hai loại thuốc cách khoảng nhau ít nhất 3 giờ.
    Tác dụng phụ của Magnesium
    Ðau tại chỗ tiêm, giãn mạch máu với cảm giác nóng. Tăng Mg máu.
    Quá liều khi dùng Magnesium
    Quá liều gây ỉa chảy.
    Bảo quản Magnesium
    Ở nhiệt độ > 25oC, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Zinc oxide

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kẽm oxyd
    Dược lực của Zinc oxide
    Kẽm oxyd là thuốc bảo vệ da.
    Tác dụng của Zinc oxide
    Kẽm oxyd có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng.
    Trong phần lớn các chế phẩm chứa kẽm oxyd còncó những chất khác như titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol..., đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm. Một vài chất này có thể gây dị ứng.
    Kẽm oxyd cũng còn là chất cơ sở để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, kẽm oxyd tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat, vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.
    Chỉ định khi dùng Zinc oxide
    Dưới những dạng thuốc mỡ và hồ bôi dược dụng, kẽm oxyd được dùng rộng rãi trong điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như:
    Vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hoá, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.
    Điều trị hỗ trợ chàm (eczema).
    Vết bỏng nông, không rộng.
    cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
    Trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vẩy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa.
    Cách dùng Zinc oxide
    Tổn thương trên da: sau khi khử khuẩn, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.
    Chàm, nhất là chàm bị lichen hoá: bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.
    Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có kẽm oxyd, bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu và cuối cùng phát hiện bệnh ác tính.
    Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% kẽm oxyd trong vaselin.
    Thận trọng khi dùng Zinc oxide
    Trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn vùng được bôi thuốc vì có thể bội nhiễm các vùng bị thuốc che phủ.
    Một số chế phẩm không thích hợp với các tổn thương có tiết dịch.
    Chống chỉ định với Zinc oxide
    Quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần của chế phẩm, đặc biệt với pyrazol.
    Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.
    Tác dụng phụ của Zinc oxide
    Hiếm gặp: các tá dược, bôm (nhựa thơm) Peru, lanolin có thể gây chàm tiếp xúc.
    Dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm.
    Bảo quản Zinc oxide
    Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm. Bảo quản thuốc mỡ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.