Haemiron

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Protein Hydrolysate, L Lysin monohydrochloride, Kẽm sulfate, Sắt cholin citratrate, Thiamin Hydrochloride, Riboflavin Sodium phosphate, Pyridoxine Hydrochloride, Vitamin B12, Niacinamide, Dexpanthenol
Dạng bào chế
Siro
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 200ml
Sản xuất
Celogen Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Thanh Danh
Số đăng ký
VN-15028-12

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kẽm sulfate

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Kẽm sulfate
    Tác dụng của Kẽm sulfate

    Kẽm sulfate thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, phân nhóm vitamin và/ hay khoáng chất. Kẽm sulfate dùng để điều trị bệnh thiếu kẽm. Thuốc cũng có thể được dùng cho các tình trạng khác theo chỉ định của bác sĩ.

    Kẽm sulfate là một loại khoáng chất. Thuốc tác động bằng cách bổ sung kẽm trong cơ thể.

    Bạn nên dùng kẽm sulfate theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn trên bao bì thuốc để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.

    • Bạn nên uống kẽm sulfate trong bữa ăn.
    • Bạn cần tránh dùng kẽm sulfate đồng thời với các loại thực phẩm có cám, canxi, phospho. Các chất trên có thể làm giảm lượng kẽm sulfate được hấp thụ vào cơ thể.
    • Nếu bạn dùng thuốc eltrombopag, kháng sinh nhóm quinolon (như levofloxacin) hoặc kháng sinh nhóm tetracyclin (ví dụ: doxycyclin), hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ cách dùng chung các thuốc đó với kẽm sulfate.
    • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc kẽm sulfate, hãy dùng càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng 2 liều cùng một lúc.

    Hãy hỏi chuyên gia y tế nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng kẽm sulfate.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Chỉ định khi dùng Kẽm sulfate
    Kẽm sulphate được dùng bổ sung kẽm trong các trường hợp thiếu kẽm như: hội chứng kém hấp thu, biếng ăn.
    Các trường hợp gây mất kẽm (tiêu chảy, nôn, bỏng, mất protein...), chứng viêm da đầu chi.
    Đặc biệt kẽm còn được chỉ định trong các trường hợp trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, chậm phát triển.
    Các khiếm khuyết trong phân hóa mô như da
    Cách dùng Kẽm sulfate
    Si rô chứa kẽm (10mg/5ml):
    1. Đối với trẻ biếng ăn, ăn ít, quấy khóc nhiều, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn...
    Liều dùng 2 - 4 mg kẽm/ngày (1-2ml sirô kẽm- khoảng nửa thìa cà phê); dùng liên tục trong thời gian từ 2 - 3 tháng.
    2. Đối với trường hợp trẻ bị mất kẽm do tiêu chảy:
    - Sử dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi: 20mg kẽm/ngày (10ml sirô - khoảng 2 thìa cà phê), chia làm 2 - 3 lần. Thời gian dùng từ 10 - 14 ngày.
    Cách dùng: Uống thuốc sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ, pha loãng với nước từ 2 - 3 lần rồi hãy cho trẻ uống.
    Thận trọng khi dùng Kẽm sulfate
    Cho bệnh nhân suy thận vì có thể xảy ra hiện tượng tích lũy kẽm.
    Sử dụng cho phụ nữa có thai và con bú:
    Dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
    Tương tác thuốc của Kẽm sulfate
    Để tránh các tương tác bất lợi khi dùng cùng các thuốc khác cần cung cấp cho bác sỹ các thuốc đang dùng, đặc biệt là: Tetracycline, Quinolone, Penicillamine.
    Tác dụng phụ của Kẽm sulfate
    Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ khác nhau trên một số bệnh nhân như: đau bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng dạ dày, viêm dạ dày.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sắt

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Săt
    Tác dụng của Sắt
    Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.
    Chỉ định khi dùng Sắt
    Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.
    Cách dùng Sắt
    Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:
    Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.
    Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:
    Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.
    Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:
    Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.
    Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):
    Dùng 256 mg sắt sulfat.
    Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:
    Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.
    Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:
    Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.
    Liều dùng sắt cho trẻ em
    Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
    Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.
    Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:
    Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;
    Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;
    Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;
    Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;
    Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
    Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;
    Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;
    Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;
    Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
    Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.
    Thận trọng khi dùng Sắt
    Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
    Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
    Cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng vì sắt không phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
    Người cao tuổi.
    Có vấn đề ở dạ dày hoặc ruột, ví dụ như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm loét;
    Thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, hoặc các loại thiếu máu khác;
    Một tình trạng gây thiếu máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase [G6PD];
    Các vấn đề máu, ví dụ như rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh thalassemia;
    Truyền máu lượng lớn;
    Đang dùng bất kỳ thuốc nào sau đây: một số loại kháng sinh (ví dụ như penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), các bisphosphonate (ví dụ như alendronate), levodopa, methyldopa, thuốc trị bệnh về tuyến giáp (ví dụ như levothyroxin).
    Tác dụng phụ của Sắt
    Táo bón;
    Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;
    Tiêu chảy;
    Chán ăn;
    Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;
    Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;
    Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
    Có máu hoặc vệt máu trong phân;
    Sốt.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thiamin

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Vitamin B1 250 mg

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B12

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Cyanocobalamine
    Dược lực của Vitamin B12
    Chống thiếu máu, vitamine B12 (B: máu và các cơ quan tạo máu).
    Hydroxocobalamine: yếu tố tạo máu.
    Dược động học của Vitamin B12
    - Hấp thu: Vitamin B12 được hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng theo hai cơ chế, một cơ chế thụ động khi có số lượng nhiều, và một cơ chế chủ động cho phép hấp thu các liều sinh lý trong đó sự hiện diện của các yếu tố nội sinh(là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết ra)là cần thiết.
    Ðỉnh hấp thu trong huyết thanh đạt được sau khi tiêm bắp một giờ.
    - Phân bố: Vào máu, vitamin B12 tích luỹ nhiều ở gan(khoảng 90%), thần kinh trung ương, tim và nhau thai.
    - Thải trừ: Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu, phần lớn thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.
    Tác dụng của Vitamin B12
    Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng của cơ thể, đặc biệt là 2 quá trình chuyển hoá acidfolic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu và qua trình chuyển hoá các chất ceton để đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hoá lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
    Khi thiếu vitamin B12, gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân, tay, rối loạn trí nhớ và tâm thần.
    Chỉ định khi dùng Vitamin B12
    Thiếu vitamin B12 đã được xác nhận do có rối loạn trong sự hấp thu: bệnh Biermer, dạ dày bị cắt toàn bộ, đoạn cuối hồi tràng bị cắt, bệnh Imerslund. Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to. Viêm, đau dây thần kinh. Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc...
    Cách dùng Vitamin B12
    Tiêm bắp.
    Không được tiêm tĩnh mạch.
    - Ðiều trị tấn công: 1mg (1 ống) mỗi ngày hoặc mỗi tuần 3 lần, tiêm bắp. Một đợt điều trị gồm 10mg (10 ống).
    - Ðiều trị duy trì: 1mg (1 ống), tiêm bắp mỗi tháng một lần.
    Thận trọng khi dùng Vitamin B12
    Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
    Chống chỉ định với Vitamin B12
    Có tiền sử dị ứng với cobalamine (vitamine B12 và các chất cùng họ).
    U ác tính: do vitamine B12 có tác động trên sự nhân bội tế bào và tăng trưởng mô, do đó có thể làm cho bệnh tiến triển kịch phát.
    Tác dụng phụ của Vitamin B12
    - Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mày đay, hồng ban, hoại tử da, phù có thể dẫn đến nặng: sốc phản vệ hoặc phù Quincke.
    - Có thể gây mụn trứng cá.
    - Có thể gây đau ở nơi tiêm bắp.
    - Có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ (do vitamine B12 được đào thải qua nước tiểu).
    Quá liều khi dùng Vitamin B12
    Vitamine B12 không gây quá liều.
    Đề phòng khi dùng Vitamin B12
    Có thể gặp phản ứng miễn dịch dị ứng đôi khi trầm trọng lúc tiêm các cobalamin, tránh dùng cho người hen suyễn, eczema. Có thể nhuộm đỏ nước tiểu.
    Bảo quản Vitamin B12
    Tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dexpanthenol

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Dexpanthenol
    Dược lực của Dexpanthenol
    Panthenol (còn được gọi là pantothenol) là chất tương tự rượu của axit pantothenic (vitamin B5), và do đó là một provitamin của B5. Trong các sinh vật, nó nhanh chóng bị oxy hóa thành axit pantothenic. Nó là một chất lỏng trong suốt nhớt ở nhiệt độ phòng. Panthenol được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm và để cải thiện việc chữa lành vết thương trong các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm. Thực tế, panthenol chỉ là một chất chuyển hóa từ vitamin B5 và tương đối dễ dàng chuyển đổi thành vitamin này trong cơ thể.
    Khi các loại kem, thuốc mỡ và các công thức có chứa pro vitamin B5 được áp dụng cho vào hấp thụ qua da, pro vitamin này được chuyển đổi thành vitamin B5 ( pantothenic acid), trong đó có khả năng tự nhiên rộng để dưỡng ẩm, làm dịu, chữa lành và tái tạo da.
    Pro vitamin B5 là chất lỏng hơi nhớt, tan trong nước và alcohol, không tan trong dầu.
    Tác dụng của Dexpanthenol
    Phục hồi da tổn thương, làm lành vết thương, chống viêm và kích ứng
    Panthenol có dữ liệu lâm sàng tốt trong việc hỗ trợ làm lành đa dạng các tổn thương da khác nhau và thường được sử dụng như một phần trong các liệu pháp điều trị kết hợp. Nó giúp gia tăng tốc độ chữa lành vết thương và các vết bỏng cũng như hỗ trợ trong việc cấy ghép da và điều trị sẹo. Làn da được làm dịu với D-panthenol có xu hướng trở nên mềm mịn và đàn hồi hơn. Hiệu quả này có thể là nhờ nào khả năng đã được chứng minh của D-panthenol trong việc kích thích sự tăng trưởng của các tế bào da quan trọng và tái kết cấu ma trận bên trong da.
    D-panthenol cũng cải thiện các tổn thương trên bề mặt da (gặp ở các làn da khô ráp, xay sát) bằng việc hỗ trợ tái tạo, củng cố biểu bì và lớp sừng từ đó cải thiện hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da. D-panthenol còn được chứng minh có khả năng giảm kích ứng, viêm cũng như cải thiện tình trạng ngứa, ban đỏ trên da và các triệu chứng khác.
    Chỉ định khi dùng Dexpanthenol
    - Tổn thương da do bỏng nhẹ, phỏng nắng, trầy xước da, mảng ghép da chậm lành.   -  Nứt da chân, nứt đầu vú, rạn da bụng do mang thai, hăm đỏ vùng mông ở trẻ sơ sinh.   -  Ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng, sự bức xạ.
    Hói tóc (từng vùng hoặc lan tỏa), rối loạn dinh dưỡng móng tay & chân, một số bệnh ngoài da (phỏng, bệnh trên da đầu)
    Cách dùng Dexpanthenol
    *Dạng kem:Thoa thuốc 1-2 lần mỗi ngày, xoa nhẹ để thuốc dễ ngấm.   –  Trẻ sơ sinh: thoa 1 lớp mỏng thuốc lên vùng mông hăm đỏ sau khi vệ sinh hằng ngày và sau mỗi lần thay tã cho bé.   -  Người mẹ đang cho con bú: sau khi cho bú xong,  thoa 1 lớp mỏng thuốc lên núm vú và xoa nhẹ. Lau sạch vùng bôi thuốc trước khi cho con bú trở lại.    -  Vết bỏng nhẹ: thoa 1 lớp thuốc dày sau khi đã sát trùng sạch vùng tổn thương.   -  Ngừa và trị phỏng nắng: thoa 1 lớp thuốc mỏng trên da.*Dạng tiêm/ viên:
    Người lớn: khởi đầu, tuần lễ tiêm 3 lần x 1-2 ống tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Dùng một đợt 6 tuần, rồi chuyển sang thuốc uống ngày 3 viên. Ðợt dùng 2 tháng.
    Thận trọng khi dùng Dexpanthenol
    Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
    Chống chỉ định với Dexpanthenol
    Quá mẫn với thành phần thuốc.
    Tác dụng phụ của Dexpanthenol
    Hiếm: nổi ban hoặc mẩn đỏ, phù Quincke.