Giúp bù nước & chất điện giải trong: tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, luyện tập thể thao hay vận động quá sức.
Cách dùng Hydrite granules
Hòa 2 viên/1 gói vào 200 mL nước đun sôi để nguội.</div>Tiêu chảy: phòng mất nước 10 mL/kg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.</div>Điều trị mất nước: 75 mL/kg trong 4 giờ đầu, sau đó đánh giá lại dấu hiệu mất nước & chọn phác đồ thích hợp.</div>Sốt, sốt xuất huyết, nôn, bỏng, kém ăn uống, tăng hoạt động thể lực: uống từng ngụm theo khả năng.</div>Cách dùng:</i></div>Có thể uống lúc no hoặc đói.</div>
Chống chỉ định với Hydrite granules
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Rối loạn dung nạp glucose. Suy thận cấp. Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.
Đề phòng khi dùng Hydrite granules
Dùng nước nguội pha viên hay gói Hydrite ngay trước khi dùng. Sau khi pha không được đun sôi dung dịch. 1 giờ sau khi pha, dung dịch còn thừa nên đổ bỏ; nếu để tủ lạnh, dung dịch pha xong có thể giữ uống trong vòng không quá 24 giờ. Khi pha viên Hydrite vào nước ta được một dung dịch đục. Cần lắc luôn hoặc khuấy kỹ trước khi cho uống. Đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Dùng Hydrite granules theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dextrose
Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
Dextrose
Dược lực của Dextrose
Dextrose là tên của một loại đường đơn được làm từ ngô và giống hệt về mặt hóa học với glucose , hoặc đường trong máu. Dextrose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Dextrose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Dextrose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết.
Dược động học của Dextrose
– Dextrose được hấp thu nhanh chóng theo đường tiêm tĩnh mạch. – Sau khi vào cơ thể, dextrose chuyển hóa thành carbon dioxide và nước, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Chỉ định khi dùng Dextrose
– Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể. – Giải độc trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp và mạn, thuốc ngủ, ngộ độc do cyanide,sốc, viêm gan hoặc xơ gan. – Chất dẫn để truyền thuốc vào cơ thể trước, trong và sau phẫu thuật. – Phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm ceton huyết trong các trường hợp suy dinh dưỡng. – Dùng cho chứng giảm dextrose huyết
Cách dùng Dextrose
– Truyền dung dịch DEXTROSE qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.– Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh. Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.– Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.– Liều dextrose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg cho 1kg thể trọng trong 1 giờ
Thận trọng khi dùng Dextrose
– Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần. – Không truyền dung dịch dextrose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc tắc nghẽn. – Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch DEXTROSE có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY: Chưa thấy dung dịch tiêm truyền DEXTROSE ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy sau khi tiêm truyền. THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ: – Phụ nữ có thai chỉ dùng DEXTROSE khi thật cần thiết. – DEXTROSE an toàn đối với phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Dextrose
– Người bệnh không dung nạp được dextrose. – Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tuỷ sống, người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não. – Tình trạng mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ chất điện giải. – Tình trạng ứ nước. – Kali huyết hạ, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan. – Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
Tác dụng phụ của Dextrose
– Thường gặp: đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch. – Ít gặp: rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết). – Hiếm gặp: mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh). – Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều khi dùng Dextrose
– Khi truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn DEXTROSE 10% có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết. – Xử trí quá liều: + Giảm liều và/hoặc tiêm insulin nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu. + Điều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền. + Điều chỉnh cân bằng nước và chất điện giải.
Dùng Dextrose theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Natri clorid
Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
sodium chloride
Chỉ định khi dùng Natri clorid
Bù nước và điện giải.
Cách dùng Natri clorid
Bù nước và điện giải: Truyền tĩnh mạch, liều dùng cho người lớn và trẻ em được xác định dựa vào lâm sàng và nếu có thể theo dõi nồng độ điện giải
Thận trọng khi dùng Natri clorid
Truyền hạn chế trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén.
Chống chỉ định với Natri clorid
Tăng natri huyết, ứ dịch.
Tác dụng phụ của Natri clorid
Truyền liều lớn có thể gây tích luỹ natri và phù.
Bảo quản Natri clorid
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.
Dùng Natri clorid theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kali clorid
Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
Potassium chloride
Chỉ định khi dùng Kali clorid
Mất cân bằng điện giải.
Cách dùng Kali clorid
Mất cân bằng điện giải, truyền tĩnh mạch chậm, liều dùng cho người lớn và trẻ em phụ thuộc vào mức độ thiếu kali hoặc để duy trì nhu cầu điện giải/ngày.Pha loãng và truyền dịch: Pha loãng ngay trước khi dùng và truyền theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thận trọng khi dùng Kali clorid
Dịch truyền pha không được vượt quá 3,2 g/lít (43 milimol/lít). Cần có ý kiến của chuyên gia và theo dõi điện tâm đồ (xem phần trên); suy thận.
Chống chỉ định với Kali clorid
Tăng kali máu.
Tác dụng phụ của Kali clorid
Truyền dịch nhanh gây độc cho tim.
Quá liều khi dùng Kali clorid
Truyền glucose 10%. Tiêm tĩnh mạch calci gluconat 0,5 đến 1 g.
Bảo quản Kali clorid
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.