Manitol Sorbitol 20%

Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
D-Mannitol, Sorbitol
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm truyền
Dạng đóng gói
chai 250ml, chai 500ml dung dịch tiêm truyền
Hàm lượng
250ml, 500ml
Sản xuất
Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-1443-04

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sorbitol

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Sorbitol
    Dược lực của Sorbitol
    - Thuốc nhuận trường thẩm thấu.
    - Thuốc có tác động hướng gan-mật.
    Dược động học của Sorbitol
    Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hoá,
    Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose.
    Một tỷ lệ rất nhỏ sorbitol không bị chuyển hóa được đào thải qua thận, phần còn lại qua đường hô hấp dưới dạng CO2.
    Tác dụng của Sorbitol
    Sorbitol (D-glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sarcarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin-pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.
    Sorbitol chuyển hoá chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ aldose reductase.
    Chỉ định khi dùng Sorbitol
    Ðiều trị triệu chứng táo bón.
    Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu.
    Cách dùng Sorbitol
    Ðiều trị ngắn hạn.
    Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu:
    Người lớn: 1-3 gói/ngày, pha trong nửa ly nước, uống trước các bữa ăn hoặc lúc có các rối loạn.
    Phụ trị chứng táo bón:
    Người lớn: 1 gói, uống vào buổi sáng lúc đói.
    Trẻ em: nửa liều người lớn.
    Thận trọng khi dùng Sorbitol
    Không dùng trong trường hợp tắc mật.
    Ðối với người bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và nên giảm liều.
    Chống chỉ định với Sorbitol
    Bệnh kết tràng thực thể (viêm loét trực-kết tràng, bệnh Crohn).
    Hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
    Không dung nạp fructose (bệnh chuyển hóa rất hiếm gặp).
    Tương tác thuốc của Sorbitol
    Không nên phối hợp:
    - Kayexalate (đường uống và đặt hậu môn): có nguy cơ gây hoại tử kết tràng.
    Tác dụng phụ của Sorbitol
    Có thể gây tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh kết tràng chức năng.
    Quá liều khi dùng Sorbitol
    Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lăph lại. Nước và điện giải phải được bù nếu cần.
    Đề phòng khi dùng Sorbitol
    Không dùng thuốc kéo dài.
    Không dùng thuốc khi bị tắc đường dẫn mật.
    Người bệnh đại tràng kích thích: Tránh dùng thuốc khi đói, giảm liều.
    Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa biết.
    Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa biết.
    Bảo quản Sorbitol
    Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm, baơ quản dưới 30 độ C.