Medicaine

Nhóm thuốc
Thuốc gây tê, mê
Thành phần
Lidocaine, Epinephrine
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm
Dạng đóng gói
Hộp thiếc đựng 100 ống
Hàm lượng
1,8ml
Sản xuất
Kwang Myung Pharma Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Phil International Co., Ltd - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-6351-02
Chỉ định khi dùng Medicaine
Gây tê tại chỗ.
Cách dùng Medicaine
Gây tê tại chỗ. Không được tiêm tĩnh mạch. Gây tê đoạn cuối, liều 1 mL là đủ. Gây tê thần kinh liều 1,5 - 2 mL.
Chống chỉ định với Medicaine
Quá mẫn với lidocaine, epinephrine. Glaucom góc đóng, nhip tim nhanh, loan nhịp tim hoàn toàn.
Tương tác thuốc của Medicaine
Không dùng với IMAO, chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazine, butyrophenone, ức chế bêta, ức chế TKTW, ức chế thần kinh cơ.
Tác dụng phụ của Medicaine
Kích thích, lo âu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, nôn. Suy hô hấp, hôn mê, hạ HA, loạn nhịp. Phản ứng dị ứng.
Đề phòng khi dùng Medicaine
Bệnh nhân rối loạn chức năng gan, bệnh thận, rối loạn chức năng tim mạch. Ðang dùng IMAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazine, ức chế beta. Phụ nữ có thai & cho con bú. Lái xe & vận hành máy.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lidocaine

Nhóm thuốc
Thuốc gây tê, mê
Thành phần
Lidocaine hydrocloride
Dược lực của Lidocaine
Lidocaine hydrocloride là thuốc gây tê có cấu trúc amid.
Dược động học của Lidocaine
Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Vào máu, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70%. Thuốc có ái lực cao với tổ chức hơn với huyết tương, đặc biệt là phổi, não sau đó đến tim, gan, lách, ruột, cơ và mô mỡ. Thuốc qua nhau thai khoảng 40%. Thuốc chuyển hoá ở gan khaỏng 70% bằng phản ứng alkyl hoá và hydrõyl hoá tạo ra 2 chất chuyển hoá quan trọng là monoethylglycinxylidin (MEGX) và glycinxylidin (GX) vẫn còn hoạt tính chống loạn nhịp tim. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng của Lidocaine
- Gây tê: lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt do thuốc thấm tốt qua niêm mạc vừa có tác dụng của lidocain mạnh hơn procain 3 - 4 lần và ít độc hơn. Tác dụng xuất hiện nhanh và kéo dài hơn. Vì thuốc gây giãn mạch nơi tiêm nên thường phải phối hợp với các chất gây co mạch như noradrenalin, adrenalin ở tỷ lệ 1/80.000 hoặc 1/100.000 để kéo dài tác dụng gây tê và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Trên thần kinh vận động: tác dụng tương tự procain.
- Chống loạn nhịp: giống quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác quinidin là lidocain không ảnh hưởng tới dẫn truyền nội tại của cơ tim, ít ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.
- Cơ chế tác dụng của lidocain: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn cản sự khử cực màng tế bào (ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh vì vậy có tác dụng gây tê.
Chỉ định khi dùng Lidocaine
- Gây tê: gây tê niêm mạc, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.
- Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu.
Cách dùng Lidocaine
Gây tê bề mặt, dung dịch 1 - 5% dùng đắp lên da và niêm mạc.
Gây tê dẫn truyền và tiêm thấm: 40 - 200 mg. Liều điều trị 400 mg loại có adrenalin, 500 mg loại không có adrenalin.
Phòng và điều trị loạn nhịp tim: uống 500 mg/ lần x 3 lần/24h. Tiêm 50 - 100 mg/lần tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Chống chỉ định với Lidocaine
Mẫn cảm với lidocain.
Bệnh nhược cơ.
Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nhĩ thất phân ly.
Tương tác thuốc của Lidocaine
Lidocain và các thuốc gây tê cấu trúc amid chuyển hoá ở gan, nên các thuốc ức chế enzym gan như thuốc kháng histamin H2 (cimetidin) làm tăng tác dụng và kéo dài tác dụng cảu lidocain và các thuốc gây tê cùng loại.
Dùng đồng thời thuốc ức chế beta - adrenergic (propranolol), với lidocain có thể làm chậm chuyển hoá lidocain do làm giảm lưu lượng máu tới gan dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocain.
Tác dụng phụ của Lidocaine
Dùng gây tê (tại chỗ: có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, shock phản vệ.
Dùng chống loạn nhịp (toàn thân): có thể gặp chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co giật.
Quá liều gây truỵ tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.
Bảo quản Lidocaine
Thuốc độc bảng B.
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Epinephrine

Nhóm thuốc
Thuốc cấp cứu và giải độc
Thành phần
Epinephrin bitartrate
Dược lực của Epinephrine
Adrenalin là thuốc kích thích giao cảm.
Dược động học của Epinephrine
Hầu hết adrenalin uống vào bị bất hoạt bởi enzym phân giải ở ruột và bị chuyển hóa khi qua gan lần đầu. Thuốc có tác dụng nhanh khi được tiêm bắp hoặc dưới da (đường dưới da có chậm hơn tiêm bắp).
Dù được tiêm vào hay do tủy thượng thận tiết ra, thì phần lớn adrenalin vào tuần hoàn đều bị bất hoạt rất nhanh do do được nhập vào tế bào thần kinh, do khuếch tán và do enzym phân giải ở gan và ở các mô. Enzym catechol – O – methyltransferase (COMT) bất hoạt adrenalin ngoại sinh và adrenalin nội sinh, còn enzym mono amino oxydase (IMAO) chủ yếu bất hoạt cetacholamin ở hệ thần kinh trung ương. Các sản phẩm chuyển hóa được bài tiết theo nước tiểu.
Tác dụng của Epinephrine
Adrenalin (Epinephrin) là thuốc tác dụng trực tiếp giống giao cảm, kích thích cả thụ thể alpha và thụ thể beta, nhưng lên thụ thể beta mạnh hơn thụ thể alpha. Các tác dụng dược lý của adrenalin rất phức tạp. Tác dụng của thuốc tương tự như những gì xảy ra khi kích thích các sợi sau hạch giao cảm, tức là khi kích thích các sợi thần kinh tiết adrenalin. Tác dụng của thuốc thay đổi nhiều theo liều dùng và phản xạ bù trừ của cơ thể.
Trên tim – mạch, adrenalin có tác dụng làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim; làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu. Khi được truyền tĩnh mạch, thuốc làm giảm sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm trương, lúc đầu tần số tim tăng, nhưng sau đó giảm do phản xạ phó giao cảm. Thể tích huyết tương giảm do dịch không có protein đi vào khu vực ngoại bào. Adrenalin tăng khả năng kết dính của tiểu cầu và tăng đống máu.
Trên bộ máy hô hấp, adrenalin kích thích hô hấp nhẹ, gây giãn phế quản mạnh, nhưng lại làm cho dịch tiết phế quản quánh hơn.
Trên hệ thần kinh trung ương, tuy adrenalin ít ngấm vào, nhưng vẫn có tác dụng kích thích, thuốc ít ảnh hưởng lên lưu lượng tuần hoàn não. Khi nhỏ vào mắt ít gây giãn đồng tử.
Trên hệ tiêu hóa: thuốc gây giảm trương lực và giảm bài tiết của ruột, làm tăng lưu lượng máu tạng.
Trên hệ tiết niệu – sinh dục: adrenalin làm giảm mạnh lưu lượng máu thận (có thể tới 40%), nhưng mức lọc của cầu thận ít bị thay đổi; làm giảm trương lực bàng quang, nhưng lại làm tăng trương lực cơ trơn, nên có thể dẫn đến đái khó. Adrenalin ức chế cơn co tử cung đang mang thai. Trên chuyển hóa, adrenalin gây giảm tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân giải glycogen dẫn đến tăng đường huyết, gây tăng hoạt tính của renin, tăng nồng độ acid béo tự do và kali trong huyết tương. Adrenalin có thể tăng chuyển hóa cơ bản 20 – 30% và cùng với co mạch ở da, có thể gây sốt.
Chỉ định khi dùng Epinephrine
Việc chỉ định và sử dụng adrenalin phải do thầy thuốc có kinh nghiệm thực hiện.
Hồi sức tim phổi.
Cấp cứu choáng phản vệ và choáng dạng phản vệ (có giãn mạch hệ thống và cung lượng tim thấp).
Cơn hen ác tính (phối hợp với các thuốc khác như glucocorticoid, salbutamol).
Glaucom góc mở tiên phát.
Cách dùng Epinephrine
Liều lượng phải tính toán theo mức độ nặng nhẹ và theo đáp ứng của từng người bệnh.
Thận trọng khi dùng Epinephrine
Cấm tuyệt đối tiêm adrenalin chưa được pha loãng vào tĩnh mạch.
Ở người bệnh quá nhạy cảm với adrenalin, nhất là người bị cường giáp.
Ở người bệnh mắc các bệnh tim mạch: thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu có tắc nghẽn (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch). Đau ngực ở người bệnh đã có cơn thắt ngực.
Người bệnh bị đái tháo đường hay bị glôcôm góc hẹp.
Người bệnh đang dùng glycosid tim, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Nhỏ mũi quá liều adrenalin có thể gây phản ứng xung huyết trở lại và tăng chảy nước mũi.
Không được nhỏ dung dịch adrenalin vào mắt người bệnh bị glôcôm góc hẹp hoặc người bệnh có nguy cơ bị glôcôm góc đóng.
Thời kỳ mang thai:
Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta không cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
Thời kỳ cho con bú:
Adrenalin được coi là an toàn đối với người cho con bú.
Chống chỉ định với Epinephrine
Người bệnh bị gây mê bằng cyclopropan, halothan hay các thuốc gây mê nhóm halothan vì có thể gây ra rung thất.
Người bệnh bị cường giáp chưa được điều trị ổn định.
Người bệnh bị bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
Người bệnh bị đái do tắc nghẽn.
Người bệnh bị glôcôm góc hẹp, người bệnh có nguy cơ bị glôcôm góc đóng.
Tương tác thuốc của Epinephrine
Adrenalin và các thuốc chẹn beta: Tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin tăng lên một cách đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như propranolol. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng. Không được dùng thuốc ức chế beta không chọn lọc (như propranolol) cho người bị hen, vì có thể gây ra co thắt phế quản.
Adrenalin và các thuốc ức chế mono amino oxydase (MAO): Tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin có thể không thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít ở người bệnh có dùng thuốc ức chế MAO.
Adrenalin và các thuốc gây mê: Người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê bay hơi (cyclopropan, enfluran, halothan, isofluran, methoxyfluran, diethyl ether) có nguy cơ bị loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin, trừ khi với liều rất nhỏ. Liều adrenalin không được quá 1 microgam/kg/30phút nếu có dùng halothan; không được quá 3 microgam/kg/30phút nếu dùng enfluran hay isofluran để đề phòng loạn nhịp thất. Trẻ em ít bị hơn.
Adrenalin và các alkaloid của Rauwolfia: Khi có các alkaloid của Rauwolfia, thì tác dụng tăng huyết áp của adrenalin hơi tăng lên.
Adrenalin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Người bệnh được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng có đáp ứng rất mạnh khi được tiêm adrenalin (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…). Ngay các thuốc gây tê tại chỗ có adrenalin cũng không nên dùng cho những người bệnh này.
Tác dụng phụ của Epinephrine
Các thuốc kích thích giao cảm có thể gây ra rất nhiều tác dụng có hại khác nhau. Phần lớn các tác dụng không mong muốn này giống như những gì xảy ra khi kích thích quá mạnh lên hệ thần kinh giao cảm.
- Thường gặp:
Toàn thân: Nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi.
Tim mạch: Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp.
Thần kinh: Run, lo âu, chóng mặt.
Tiêu hóa: Tiết nhiều nước bọt.
- Ít gặp:
Tim mạch: loạn nhịp thất.
Tiêu hóa: Kém ăn, buồn nôn, nôn.
Thần kinh: Sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích.
Tiết niệu – sinh dục: Đái khó, bí đái.
Hô hấp: Khó thở.
- Hiếm gặp:
Tim mạch: Xuất huyết não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mach), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoại tử môn (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm).
Thần kinh: Lú lẫn, rối loạn tâm thần.
Chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose.
Quá liều khi dùng Epinephrine
Do các tác dụng có hại của adrenalin tồn tại rất ngắn, vì adrenalin bị khử hoạt rất nhanh trong cơ thể, nên việc điều trị các phản ứng ngộ độc ở người bệnh nhạy cảm với thuốc hay do dùng quá liều chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Tiêm ngay thuốc có tác dụng chẹn alpha (propranalol) để chống lại tác dụng gây co mạch và loạn nhịp của adrenalin. Có thể dùng thuốc có tác dụng gây giãn mạch nhanh (glyceryl trinitrat).
Bảo quản Epinephrine
Bảo quản thuốc ở tủ lạnh (2 đến 8 độ C), không để nơi nóng và tránh ánh sáng.
Phải bỏ nếu thấy thuốc chuyển sang màu nâu – hồng.

Các thuốc khác có thành phần epinephrine