Otogoij

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Dimenhydrinate, Caffeine
Dạng bào chế
Viên ngậm
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 6 viên ngậm
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-0184-02
Chỉ định khi dùng Otogoij
Chống nôn, chống say sóng. Phòng và điều trị chứng say, nôn nao khi đi tàu, xe, máy bay.
Cách dùng Otogoij
Người lớn : ngậm hoặc nhai 2 – 3 viên liên tục trước khi lên xe. Ngậm thêm từng viên nếu cần. Nếu hành trình quá dài có thể ngậm liên tục 6 viên trong suốt hành trình.Trẻ em ≥ 5 tuổi: ngậm 1 - 2 viên..
Chống chỉ định với Otogoij
Glaucom góc đóng.
Bí tiểu tiện do rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt
Tác dụng phụ của Otogoij
Có thể xuất hiện nguy cơ ngủ gà.
Các tác dụng atropinic có thể có như: khô miệng, táo bón, bí tiểu, ….

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dimenhydrinate

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Dimenhydrinate
Chỉ định khi dùng Dimenhydrinate
Chứng say tàu xe. Phòng và điều trị các chứng buồn nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau (trừ do hoá trị liệu ung thư).
Cách dùng Dimenhydrinate
Đối với say tàu xe:Uống ít nhất nửa giờ trước khi khởi hành.- Người lớn: 1 - 2 viên/lần, có thể lặp lại liều này nếu cần sau 4 giờ còn đi tàu xe.- Trẻ em 8 - 12 tuổi: dùng 1/2 - 1 viên/lần, uống như trên.- Trẻ em 2 - 8 tuổi: dùng 1/4 - 1/2 viên mỗi 4 giờ.Đối với trường hợp nôn mửa:- Người lớn: 1 - 2 viên x 3 lần/24 giờ.- Trẻ em 8 - 12 tuổi: 1 viên x 3 lần/24 giờ.- Trẻ em 2 - 8 tuổi: 1/4 - 1/2 viên x 3 lần/24 giờ.Phòng và điều trị nôn, buồn nôn:- Người lớn: 1 - 2 viên x 3 lần/ngày.- Trẻ em 8 - 12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.- Trẻ em từ  2 - 8 tuổi:1/4 - 1/2 viên x 3 lần/ngày.
Thận trọng khi dùng Dimenhydrinate
Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người lái xe và vận hành máy móc.
Chống chỉ định với Dimenhydrinate
Glaucom góc đóng, nguy cơ bí tiểu.
Tương tác thuốc của Dimenhydrinate
Tránh dùng thức uống có cồn. Thuốc kháng sinh có khả năng gây độc tính ở tai. Thuốc ức chế thần kinh trung ương. Thuốc kháng cholinergic.
Tác dụng phụ của Dimenhydrinate
Ngủ ngày. Tăng tính nhầy nhớt chất tiết phế quản, rối loạn điều tiết, khô miệng, táo bón, bí tiểu, lú lẫn.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Caffeine

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Tác dụng của Caffeine

Caffeine là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola, guarana, mate, và các sản phẩm khác.

Caffeine được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện sự tỉnh táo, nhưng nó có nhiều công dụng khác. Caffeine được sử dụng qua đường miệng hoặc hậu môn kết hợp với thuốc giảm đau (aspirin và acetaminophen) và ergotamine để điều trị đau nửa đầu. Nó cũng được sử dụng với thuốc giảm đau cho các chứng nhức đầu đơn giản và ngăn ngừa và điều trị đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng.

Một số người sử dụng Caffeine cho bệnh suyễn, bệnh túi mật, thiếu chú ý, rối loạn tăng động (ADHD), khó thở ở trẻ sơ sinh, và huyết áp thấp. Caffeine cũng được sử dụng để giảm cân và bệnh đái tháo đường type 2. Liều rất cao được sử dụng, thường kết hợp với ephedrine, để thay thế cho các chất kích thích bất hợp pháp. Kem Caffeine được dùng trên da để giảm tấy đỏ và ngứa do bệnh viêm da.

Các bác sĩ đôi khi tiêm caffeine tĩnh mạch đối với đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng, khó thở ở trẻ sơ sinh, và để tăng lưu lượng nước tiểu.

Trong các loại thực phẩm, caffein được sử dụng như một thành phần trong nước ngọt, nước tăng lực, và các đồ uống khác.

Dùng thuốc này quan đường miệng với thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều lượng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và đáp ứng với điều trị. Bác sĩ sẽ cho bạn bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều sau một vài tháng để giúp làm giảm tác dụng phụ. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận.

Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Caffeine

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:

100-200 mg uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.

Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.

Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống có chứa Caffeine trong khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.

Liều tối đa:

100-200 mg dùng đường uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ.

Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:

Trên 12 tuổi: 100-200 mg sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.

 Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.

Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống chứa Caffeine khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.

Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Ngừng thở ở trẻ sinh non:

Đối với điều trị ngắn hạn ngưng thở ở trẻ sinh non từ 28 đến >33 tuần tuổi thai.

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Caffeine citrat, nồng độ đáy của Caffeine trong huyết thanh nên được đo ở trẻ đã điều trị với theophylline trước đây, vì trẻ sinh non chuyển hóa theophylline thành Caffeine. Tương tự như vậy, nồng độ đáy của Caffeine nên được đo ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã sử dụng Caffeine trước khi sinh, vì Caffeine dễ dàng đi qua nhau thai.

Liều ban đầu: 20 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 30 phút) một lần

Liều duy trì: 5 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 10 phút) hoặc đường uống mỗi 24 giờ.

Lưu ý: Liều lượng Caffeine nguyên chất bằng một nửa liều Caffeine citrat (ví dụ, 20 mg Caffein citrat tương đương với 10 mg Caffeine nguyên chất).

Nồng độ của Caffeine trong huyết thanh có thể cần phải được theo dõi định kỳ thông qua điều trị để tránh ngộ độc. Độc tính nghiêm trọng có liên quan với nồng độ lớn hơn 50 mg/ L.

Ngưng thở do sinh non là một chẩn đoán loại trừ. Các nguyên nhân khác của chứng ngưng thở (ví dụ, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, bệnh phổi, thiếu máu, nhiễm trùng huyết, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, hoặc ngưng thở tắc nghẽn) nên được loại trừ hoặc điều trị đúng cách trước khi bắt đầu với Caffeine citrat.

Caffeine citrat nên được sử dụng thận trọng ở những trẻ có rối loạn co giật hoặc bệnh tim mạch.

Thời gian điều trị ngưng thở do sinh non trong các thử nghiệm kiểm soát giả dược được giới hạn trong 10 đến 12 ngày. Sự an toàn và hiệu quả của Caffeine citrat trong thời gian điều trị lâu hơn chưa được thành lập.

Caffeine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén;
  • Thuốc bột;
  • Dung dịch thuốc;
  • Kem dưỡng da.
Thận trọng khi dùng Caffeine

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định này. Đối với thuốc này, cần được xem xét những điều sau đây:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với các loại thuốc trong nhóm này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Cũng cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ loại bệnh dị ứng nào khác, chẳng hạn như các loại thực phẩm thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc danh sách các hoạt chất một cách cẩn thận.

Trẻ em

Ngoài trẻ sơ sinh, không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng Caffeine ở trẻ em so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, thuốc này có thể sẽ không gây ra các tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở trẻ em hơn là ở người lớn.

Người cao tuổi

Nhiều loại thuốc chưa được nghiên cứu đặc biệt ở người lớn tuổi. Vì vậy, chưa có thông tin cho thấy thuốc này có gây tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở những người lớn tuổi. Không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng của Caffeine ở người cao tuổi với việc sử dụng trong các nhóm tuổi khác.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Caffeine

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:

  • Quinolones (ciprofloxacin);
  • Theophyllines;
  • Duloxetine;
  • Ephedra hoặc Guarana;
  • Rasagiline;
  • Tizanidine.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Chứng sợ không gian (sợ bị ở những nơi rộng rãi);
  • Lo âu;
  • Co giật (động kinh) (ở trẻ sơ sinh);
  • Bệnh tim nặng;
  • Huyết áp cao;
  • Hoảng loạn;
  • Khó ngủ – Caffeine có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn;
  • Bệnh gan – Nồng độ Caffeine trong máu cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Caffeine

Caffeine có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao. Caffeine có thể gây mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn, kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn, tăng nhịp tim và hô hấp, và tác dụng phụ khác. Caffeine có thể làm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Liều lượng lớn hơn có thể gây ra đau đầu, lo lắng, bồn chồn, đau ngực, và ù tai.

Caffeine có khả năng gây mất an toàn khi dùng bằng đường uống với liều rất cao vì nó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng Caffeine citrat và gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau dạ dày, đau, đầy hơi;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Nôn ra chất màu xanh lá cây;
  • Có máu trong phân;
  • Mệt mỏi khác thường;
  • Co giật;
  • Co giật hoặc co cơ không kiểm soát;
  • Sốt, tim đập nhanh hay chậm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.