Oziagestopan

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Pepsin (viên trắng), Papain và Diastase (viên đỏ), Cellulase, Pancreatin và Pancrelipase (viên xanh)
Dạng bào chế
Viên nang (có chứa 3 viên trắng; đỏ và xanh)
Sản xuất
Hanlim Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Ozia Pharm Pty., Ltd
Số đăng ký
VN-10282-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pepsin

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Enzyme Pepsin
    Dược lực của Pepsin
    Pepsin là một trong những enzyme được tìm thấy trong dạ dày. Protease pepsin và Acid hydrochloric (HCl) là hai chất quan trọng nhất trong dạ dày giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng. Các enzyme Pepsin được sản xuất bởi các tế bào trưởng của niêm mạc dạ dày (zymogenic) gọi là Pepsinogen. Pepsinogen sẽ phản ứng nếu nó được trộn với Acid hydrochloric (HCl) và trở thành Pepsin. Pepsinogen giúp tiêu hóa một số Protein và một thành phần khác. Quá trình này sẽ thay đổi phân tử Pepsinogen trở thành enzyme Pepsin.
    Tác dụng của Pepsin
    Enzyme Pepsin bao gồm trong danh mục của các enzyme phân giải Protein, tham gia vào sự phân hủy Protein thành các Peptide và Acid amin. Enzyme Pepsin hoạt động để phá vỡ các phân tử Protein phức tạp (thịt và trứng), thành những phân tử đơn giản Peptone. Các enzyme Pepsin cũng phá vỡ liên kết Peptit giữa Acid amin với chuỗi bên kỵ nước trong Polypeptide. Bằng cách làm như vậy, chúng đã thay đổi chiều dài của chuỗi Polypeptide thành các Polypeptide ngắn. Enzyme pepsin có thể hoạt động trong môi trường Acid với nồng độ pH 1,5 - 2. Pepsin đòi hỏi phạm vi nhiệt độ tối ưu là 37 độ C đến 42 độ C (nhiệt độ lý tưởng trong cơ thể con người). Trong khi đó, HCl phục vụ Acid hóa thực phẩm, như một chất khử trùng. Ngoài ra, HCl cũng Acid hóa Pepsinogen để nó trở thành Pepsin.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Papain

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    enzyme papain
    Dược lực của papain
    Papain được tách từ nhựa đu đủ xanh, là một enzyme thực vật. Trong nhựa đu đủ có chứa một hỗn hợp protease, bao gồm: Papain, chymopapain A (có gốc axit amin cuối là axit glutamic), chymopapain B (có gốc axit amin cuối là tyrosine), proteinase III, proteinase IV. Trong đó, hàm lượng papain chiếm cao nhất (95%) và hoạt tính phân giải protein của papain cao hơn chymopapain nhiều lần.
    Papain thuộc nhóm Cystein-protease vì trung tâm hoạt động của nó có chứa nhóm -SH của Cystein, nhóm này nằm gần vòng imidazol của Histidine và nhóm -COOH của axit Aspactic. Sự tổ hợp của các nhóm chức có mặt trong trung tâm hoạt động tạo điều kiện cho hoạt động xúc tác của phân tử enzyme.
    Papain đóng vai trò vừa là một endoprotease vừa là một exoprotease nên chúng thủy phân protein thành các polypeptid và các axit amin. Tính đặc hiệu cơ chất của papain rộng, nó có thể thủy phân hầu hết các liên kết peptid, trừ liên kết với proline và với axit glutamic có nhóm -COOH tự do.
    Cystein và EDTA là những chất hoạt hóa papain. Khi có mặt của Cystein nhóm -SH của trung tâm hoạt động được phục hồi. Sự hoạt hóa càng được tăng cường khi có sự hiện diện của các chất có khả năng liên kết với ion kim loại có mặt trong nhựa đu đủ như EDTA. Để thu được hoạt tính cao nhất người ta thường dùng hỗn hợp Cystein và EDTA.
    Tác dụng của papain
    Enzyme papain rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Papain có thể giúp phân giải và loại bỏ những lớp da chết trên bề mặt cơ thể. Vì vậy, nó cũng được dùng trong lĩnh vực chế biến các loại mỹ phẩm.
    Chỉ định khi dùng papain
    Các rối loạn dạ dày ruột, kèm thiếu hụt men tiêu hóa như các chứng đầy bụng, chậm tiêu.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pancreatin

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Pancreatine
    Dược lực của Pancreatin
    Là dạng bào chế từ tuyến tụy của lợn, bò, ...dưới hình thức bột màu trắng hoặc vàng nhạt, chứa các men tiêu hóa ở tụy như; trypsin, amylase và lipase.
    Chỉ định khi dùng Pancreatin
    Các chứng đầy bụng, chậm tiêu do suy tuyến tụy ở một số bệnh như viêm tụy, rối loạn gan, mật.
    Cách dùng Pancreatin
    Người lớn ngày uống 0,5 – 3g, chia vài lần vào bữa ăn. Trẻ em tùy theo tuổi, ngày 2-3 lần, mỗi lần 0,1 đến 0,5g.
    Thận trọng khi dùng Pancreatin
    Thận trọng khi dùng trong trường hợp tắc ống dẫn mật hoặc có nồng độ cao bilirubin ở huyết tương. Không nhai, không ngậm viên thuốc (kích ứng, mùi khó chịu). Có thể đỏ da, hắt hơi, chảy nước mắt, ỉa chảy, buồn nôn, đau bụng, kích thích quanh hậu môn.