- Phòng ngừa & điều trị các tình trạng thiếu Mg, tăng nhu cầu K & Mg, tăng tiêu thụ các ion thiếu, mất chất điện giải đáng kể. - Phụ trị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Tăng kích ứng thần kinh - cơ, co thắt cơ.
Cách dùng Panangin
Liều dùng: 1 - 2 viên x 3 lần/ngày
Chống chỉ định với Panangin
Suy gan cấp & mãn, bệnh Addison, đang dùng thuốc lợi tiểu giữ K.
Tương tác thuốc của Panangin
Dùng cách 3 giờ với tetracyclin uống, muối Fe & NaF. Thuốc trị tăng huyết áp.
Tác dụng phụ của Panangin
Tăng Mg máu (khi tiêm IV).
Dùng Panangin theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần magnesium aspartate
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Magnesium Aspartate
Chỉ định khi dùng Magnesium Aspartate
Chỉ định cho việc điều trị lượng magiê trong máu thấp và các bệnh chứng khác.
Thận trọng khi dùng Magnesium Aspartate
Bệnh gan Bệnh thận Bệnh tiểu đường Phenylketon niệu nghiện rượu
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, bệnh tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi trong bụng, khô miệng. Khác: yếu cơ thể, cảm thấy mệt;
Dùng Magnesium Aspartate theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần potassium
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Potassium chloride
Dược động học của Potassium
- Hấp thu: KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng. - Thải trừ: Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu.
Tác dụng của Potassium
Bổ sung kali: Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc: - Do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích. - Do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo. - Do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân). Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất. Ion Cl-: cung cấp ion Cl- cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu. Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ gây loét của KCl.
Chỉ định khi dùng Potassium
Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
Cách dùng Potassium
Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali. Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
Thận trọng khi dùng Potassium
- Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị. - Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Chống chỉ định với Potassium
Tuyệt đối: - Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu). Tương đối: - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
Tương tác thuốc của Potassium
Chống chỉ định phối hợp: - Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu. Không nên phối hợp: - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Tác dụng phụ của Potassium
- Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên. - Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây loét ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.