hộp 10 ống, 20 ống, 30 ống, 50 ống, 100 ống x 5 ml dung dịch uống
Dạng đóng gói
hộp 10 ống, 20 ống, 30 ống, 50 ống, 100 ống x 5 ml dung dịch uống
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-13863-11
Dùng Phudtinol 5 ml theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dextromethorphan
Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Dextromethorphan hydrobromide
Dược lực của Dextromethorphan
Dextromethorphan là thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.
Dược động học của Dextromethorphan
- Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm). - Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Tác dụng của Dextromethorphan
Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. MẶc dù cấu trúc hoá học không liên quan gì đến morphin nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính không có đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng long đờm. Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực codein. So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn. Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương.
Chỉ định khi dùng Dextromethorphan
Chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.
Cách dùng Dextromethorphan
Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.
Thận trọng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Chống chỉ định với Dextromethorphan
Quá mẫn với thành phần thuốc. Ðang dùng IMAO. Trẻ > 2 tuổi.
Tương tác thuốc của Dextromethorphan
Tránh dùng với IMAO. Thuốc ức chế thần kinh TW. Quinidin.
Tác dụng phụ của Dextromethorphan
Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Quá liều khi dùng Dextromethorphan
Triệu chứng: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bid tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hoá, suy hô hấp, co giật. Điều trị: hỗ trợ, dùng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Đề phòng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Bảo quản Dextromethorphan
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, trong lọ kín, tránh ánh sáng.
Dùng Dextromethorphan theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Clorpheniramin
Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thành phần
Clopheniramin maleat
Dược lực của Clorpheniramin
Clopheniramin là thuốc kháng thụ thể H1 histamin.
Dược động học của Clorpheniramin
- Hấp thu: Clopheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30-60 phút. Sinh khả dụng thấp, đạt 25-50%. - Phân bố: Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein. Thể tích phân bố khoảng 3,5 l/kg( người lớn ), và 7-10 l/kg ( trẻ em ). - Chuyển hoá: Clopheniramin maleat chuyển hoá nhanh và nhiều. Các chất chuyển hoá gồm có desmethyl - didesmethyl - clorpheniramin và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính. - Thải trừ: thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH cà lưu lượng nước tiểu. Chỉ có một lượng nhỏ được thấy trong phân. Thời gian bán thải là 12 - 15 giờ.
Tác dụng của Clorpheniramin
Clopheniramin là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng phụ này khác nhau nhiều giưã các cá thể. Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh thụ thể H1 của các tế bào tác động.
Chỉ định khi dùng Clorpheniramin
Các trường hợp dị ứng ngoài da như mày đay, eczema, dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi .
Cách dùng Clorpheniramin
Người lớn: 1 viên 4 mg /lần, 3-4 lần/ngày. Trẻ > 12 tuổi: 1/2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.
Thận trọng khi dùng Clorpheniramin
Glôcôm góc đóng, bí tiểu tiện, phì đại tuyến tiền liệt. Phải kiêng rượu. Khi lái xe & vận hành máy.
Chống chỉ định với Clorpheniramin
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ. Các cơn hen cấp. Không thích hợp cho việc dùng ngoài tại chỗ. Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. Glaucom góc hẹp. Tắc cổ bàng quang. Loét dạ dày, tắc môn vị - tá tràng. Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
Tương tác thuốc của Clorpheniramin
Có thể che khuất các dấu hiệu về thính giác do các thuốc như aminoside gây ra. Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin. Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin. Clorpheniramin ức chế chuyển hoá phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
Tác dụng phụ của Clorpheniramin
Buồn ngủ, thẫn thờ, choáng váng.
Quá liều khi dùng Clorpheniramin
Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25-50 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và truỵ tim mạch, loạn nhịp. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.
Đề phòng khi dùng Clorpheniramin
- Thận trọng dùng thuốc với bệnh nhân: Glôcôm góc đóng, bí tiểu tiện, phì đại tuyến tiền liệt. - Phải kiêng rượu khi dùng thuốc. - Khi lái xe & vận hành máy không dùng.
- Hấp thu: Khi uống glycerin dễ dàng hấp thu ở ống tiêu hoá và được hcuyển hoá nhiều. Đường trực tràng hấp thu kém. - Chuyển hoá: glycerin chuyển hoá chủ yếu ở gan, 20% chuyển hoá ở thận. chỉ có một phần nhỏ thuốc không chuyển hoá đào thải vào nước tiểu. - Thải trừ: qua nước tiểu, thời gian bán thải 30-45 phút.
Tác dụng của Glycerin
Glycerin là một tác nhân loại nước qua thẩm thấu, có các đặc tính hút ẩm và làm trơn. Khi uống, glycerin làm tăng tính thẩm thấu huyết tương, làm cho nước thẩm thấu từ khoang ngoài mạch máu đi vào huyết tương. Glycerin đã được dùng uống làm giảm áp suất nhãn cầu và giảm thể tích dịch kính trong phẫu thuật mắt và để phụ trị trong điều trị glaucom cấp. Glycerol có thể dùng bôi ngoài để giảm phù nề giác mạc, nhưng vì tác dụng là tạm thời nên chủ yếu chỉ được dùng để làm thuận lợi cho việc khám và chẩn đoán nhãn khoa (thuốc tra mắt Ophthalgan). Glycerol đã được dùng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giảm áp suất nội sọ trong các trường hợp bệnh nhồi máu não hoặc đột quỵ. Glycerol thường được dùng qua đường trực tràng (biệt dược: Feet, Babylax, Sani - supp) để hút dịch vào đại tràng và do đó thúc đẩy thải phân khi táo bón. Thuốc còn có tác dụng gây trơn và làm mềm phân.
Chỉ định khi dùng Glycerin
Táo bón.Giảm phù nề giác mạc, giảm áp lực nhãn cầu.Giảm áp lực nội sọ (ít sử dụng trên lâm sàng).
Cách dùng Glycerin
Chữa táo bón qua đường trực tràng:Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 1 đạn trực tràng trẻ em, mỗi ngày 1 - 2 lần, hay 2 - 5 ml glycerol dưới dạng dung dịch thụt.Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Dùng 1 đạn trực tràng người lớn, mỗi ngày 1 - 2 lần nếu cần, hay 5 - 15 ml glycerol dưới dạng dung dịch thụt.Giảm phù nề giác mạc trước khi khám hoặc để làm trơn cứ 3 - 4 giờ nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt.Giảm áp lực nhãn cầu: Uống với liều 1 - 1,8 g/kg thể trọng trước khi mổ 1 - 1,5 giờ, cách 5 giờ uống 1 lần. Giảm áp lực nội sọ: Uống với liều 1,5 g/kg/ngày, chia làm 6 lần hoặc 1 g/kg/lần, cách 6 giờ uống 1 lần.
Thận trọng khi dùng Glycerin
Không sử dụng thuốc khi mang kính sát tròng. Glycerol phải được dùng thận trọng đối với người bệnh bị bệnh tim, thận hay gan. Glycerol có thể gây tăng đường huyết và đường niệu, vì thế cần thận trọng khi dùng cho người bệnh đái tháo đường. Glycerol cũng phải dùng thận trọng với người bệnh bị mất nước, người bệnh cao tuổi. Tác dụng chủ yếu của glycerol đối với người cao tuổi là nhuận tràng, mặc dù không được khuyên là thuốc chữa trị hàng đầu. Phải thận trọng khi sử dụng glycerol đối với người bệnh ở tình trạng tinh thần lú lẫn, suy tim sung huyết, lão suy ở người cao tuổi, đái tháo đường và mất nước trầm trọng Thời kỳ mang thai Tính an toàn của thuốc chưa được xác định. Glycerol có thể sử dụng trong quá trình mang thai nếu thực sự cần thiết. Thời kỳ cho con bú Chưa được biết glycerol có vào sữa hay không, nhưng do tính an toàn của thuốc chưa được xác định nên phải thận trọng đối với phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Glycerin
Quá mẫn với glycerin. Phù phổi, mất nước nghiêm trọng. khi gây tê hoặc gây mê vì có thể gây nôn.
Tương tác thuốc của Glycerin
Không dùng glycerin với bismuth subnitrat hay kẽm oxyd vì tương kỵ, làm mất tác dụng của glycerin.
Tác dụng phụ của Glycerin
Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, lú lẫn và mất định hướng. Trường hợp nặng có thể gây mất nước trầm trọng, loạn nhịp tim, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.
Quá liều khi dùng Glycerin
Quá liều có thể gây ỉa chảy nặng, nôn, loạn nhịp tim, kích ứng trực tràng và co rút, tăng đường huyết. Trường hợp quá liều mạnh phải ngừng thuốc và đưa người bệnh vào bệnh viện.