PP. Pharco Multivitamin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B5, Vitamin E, Vitamin PP, Folic acid, biotin
Dạng bào chế
Viên nén sủi bọt
Dạng đóng gói
ống 20 viên nén sủi bọt
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú (PP.PHARCO) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-1124-02
Chỉ định khi dùng PP. Pharco Multivitamin
- Tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, gầy mòn, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần, thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai, cho con bú, các bệnh nhân ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị hoặc do công tác.
- Hỗ trợ điều trị trong các bệnh mạn tính, người cai nghiện, bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh tuổi già.
- Các tình trạng căng thẳng quá độ (stress), lo âu làm việc trí óc.
Cách dùng PP. Pharco Multivitamin
Uống 1 viên mỗi ngày sau bữa ăn sáng. Đợt điều trị: 3-4 tuần
Chống chỉ định với PP. Pharco Multivitamin
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 4 tuổi.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin C

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid Ascorbic
Dược lực của Vitamin C
Vitamin tan trong nước.
Dược động học của Vitamin C
Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
Tác dụng của Vitamin C
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
- Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
- Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
Chỉ định khi dùng Vitamin C
Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C. Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
Thiếu máu do thiếu sắt. 
Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
Cách dùng Vitamin C

Vitamin C có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
  • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
  • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
  • Dạng si rô, thuốc uống: 500mg/ml.
  • Viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
  • Viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

Liều dùng thông thường cho người lớn hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 50-200 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 4-12 g/ngày trong 3-4 liều chia.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-250 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 35-100 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 500mg mỗi 6-8 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-300 mg/ngày chia làm nhiều lần trong ít nhất hai tuần.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm, đồ uống và hoạt động bị hạn chế.

Thận trọng khi dùng Vitamin C
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Thời kỳ mang thai
Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Vitamin C
Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tương tác thuốc của Vitamin C

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

  • Amygdalin;
  • Deferoxamine;
  • Indinavir.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

Vấn đề về máu – vitamin C liều cao có thể gây ra các vấn đề về máu.

  • Bệnh tiểu đường loại 2 –vitamin C liều quá cao có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đường trong nước tiểu;
  • Thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) – vitamin C liều cao có thể gây thiếu máu tán huyết;
  • Sỏi thận (hoặc có tiền sử bị sỏi thận) – vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đường tiết niệu.
Tác dụng phụ của Vitamin C

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm:

  • Phát ban;
  • Khó thở;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng Vitamin C và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Đau khớp, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
  • Ớn lạnh, sốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
  • Đau ở phía bên hoặc dưới lưng, có máu trong nước tiểu của bạn.

Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

  • Ợ nóng, khó chịu dạ dày;
  • Buồn nôn, tiêu chảy, co rút dạ dày.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Vitamin C
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Đề phòng khi dùng Vitamin C
Bệnh nhân sỏi thận, phụ nữ có thai dùng dài ngày.
Bảo quản Vitamin C
Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B1

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Thiamin nitrat 10mg
Dược động học của Vitamin B1
- Hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng.
- Thải trừ: qua nước tiểu.
Tác dụng của Vitamin B1
Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat.
Lượng thiamin ăn vào hàng ngày cần 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Ðiều này có ý nghĩa thực tiễn trong nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch và ở người bệnh có nguồn năng lượng calo lấy chủ yếu từ dextrose (glucose).
Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha - cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin.
Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim được biểu hiện bằng những thay đổi ÐTÐ (chủ yếu sóng R thấp, sóng T đảo ngược và kéo dài đoạn Q - T) và bằng suy tim có cung lượng tim cao. Sự suy tim như vậy được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất.
Thiếu hụt thiamin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này.
Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ: Tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Do giảm hấp thu: Ỉa chảy kéo dài, người cao tuổi.
Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo.
Chỉ định khi dùng Vitamin B1
Ðiều trị và phòng bệnh thiếu thiamin. 
Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beriberi, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.
Cách dùng Vitamin B1
Cách dùng: Thiamin thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.
Liều dùng:
Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 - 3 lần, uống hàng ngày.
Nặng: liều có thể tới 300 mg, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày.
Hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 - 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày: 50 - 100 mg/ngày, tiêm bắp. Ðợt điều trị: 15 - 20 lần tiêm.
Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: 40 mg/ngày, uống.
Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 - 10 mg, uống hàng ngày. Nếu nôn nhiều: tiêm bắp
Beriberi trẻ em:
Thể nhẹ: Uống 10 mg mỗi ngày.
Suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg.
Thường các triệu chứng đỡ nhanh.
Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.
Thận trọng khi dùng Vitamin B1
Thời kỳ mang thai
Không có nguy cơ nào được biết.
Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamin do rượu gây ra.
Thời kỳ cho con bú
Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được.
Khẩu phần thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamin. Chỉ cần bổ sung thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.
Chống chỉ định với Vitamin B1
Quá mẫn cảm với thiamin và các thành phần khác của chế phẩm.
Tương tác thuốc của Vitamin B1
Vitamin B1 có thể trộn trong dung dịch tiêm cùng với vitamin B6, và vitamin B12, hoặc phối hợp trong viên nén, viên bao đường với các vitamin khác và các muối khoáng.
Tác dụng phụ của Vitamin B1
Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.
Sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm, và chỉ tiêm thiamin đơn độc; nếu dùng phối hợp với các vitamin B khác thì phản ứng không xảy ra. Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng.
Hiếm gặp, ADR > 1/1000
Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
Da: Ban da, ngứa, mày đay.
Hô hấp: Khó thở.
Phản ứng khác: Kích thích tại chỗ tiêm.
Bảo quản Vitamin B1
Chống nóng và ánh sáng trực tiếp. Ðể ở nhiệt độ trong phòng, nơi khô mát.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B2

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Riboflavin
Dược lực của Vitamin B2
Riboflavin thuốc nhóm vitamin nhóm B (vitamin B2).
Dược động học của Vitamin B2
Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.
Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
Tác dụng của Vitamin B2
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sễ dần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như bệnh pellagra.
Thiếu riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo glutathion reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ ăn uống hợp lý.
Thiếu riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt riboflavin.
Chỉ định khi dùng Vitamin B2
Phòng và điều trị thiếu riboflavin.
Cách dùng Vitamin B2
Dạng uống điều trị thiếu riboflavin: trẻ em 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau:
Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mg
6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5 mg
1 đến 3 tuổi: 0,8 mg
4 đến 6 tuổi: 1,1 mg
7 đến 10 tuổi: 1,2 mg
11 đến 14 tuổi: 1,5 mg
15 đến 18 tuổi: 1,8 mg
19 đến 50 tuổi: 1,7 mg
Từ 51 trở lên: 1,2 mg
Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch, thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truền một lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịhc truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.
Thận trọng khi dùng Vitamin B2
Sự thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Chống chỉ định với Vitamin B2
Quá mẫn với riboflavin.
Tương tác thuốc của Vitamin B2
Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Tác dụng phụ của Vitamin B2
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Bảo quản Vitamin B2
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng khô không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng lan toả. nhưng dạng dung dịch thì bị ánh sáng làm hỏng rất nhanh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B5

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin B5
Tác dụng của Vitamin B5
Vitamin B5 còn được gọi là acid pantothenic, pantothenate – là một vitamin tan trong nước, một chất chống ôxy hóa, rất cần thiết giúp cho cơ thể chuyển đổi thức ăn thành nhiên liệu để sản xuất năng lượng cũng như giúp làn da, tóc, mắt và gan khoẻ mạnh.
Vitamin B5 thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt axit pantothenic (vitamin B5) trong cơ thể, biến chứng đái tháo đường, giúp hạ lipid, làm lành vêt thương, giảm béo, trị mụn, và điều trị viêm đa thần kinh do đái tháo đường.
Ngoài ra, vitamin B5 cũng rất quan trọng để sản xuất các tế bào máu đỏ, cũng như căng thẳng liên quan đến sản xuất trong các tuyến thượng thận và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp cơ thể sử dụng các loại vitamin khác…
Chỉ định khi dùng Vitamin B5
Vitamin B5 được chỉ định dùng trong những trường hợp: thiếu hụt Vitamin B5 trong cơ thể, biến chứng đái tháo đường, tăng lipid, bị mụn, hay viêm đa thần kinh do đái tháo đường.
Cách dùng Vitamin B5
Vitamin B5 được khuyến cáo dùng mỗi ngày với liều lượng như sau:
Đối với người lớn
Người lớn: dùng 5 mg.
Phụ nữ đang mang thai: dùng 6 mg.
Phụ nữ đang cho con bú: dùng 7 mg.
Đối với trẻ em
Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng: dùng 1,7 mg.
Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: dùng 1,8 mg.
Trẻ em 1 – 3 tuổi: dùng 2 mg.
Trẻ em 4 – 8 tuổi: dùng 3 mg.
Trẻ em 9 – 13 tuổi: dùng 4 mg.
Trẻ em trên 14 tuổi: 5 mg.
Thận trọng khi dùng Vitamin B5
Biểu hiện thiếu vitamin B5 đó là đường huyết thấp, viêm loét kết tràng, máu và da có triệu chứng khác thường. Vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin B5, tránh thiếu hoặc quá dư thừa. Vì nếu thiếu Vitamin B5 sẽ gây mất cảm giác ở chân, đau chân, mệt mỏi, uể oải, thiếu máu, nôn mửa, cơ co thắt và da có dấu hiệu bất thường, còn thừa Vitamin sẽ làm tiêu chảy, nôn mửa, ợ nóng, rối loạn đường ruột.
Chống chỉ định với Vitamin B5
Có độ nhạy cao với thuốc hoặc có bất kỳ phản ứng dị ứng với thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Vitamin B5
Khi dùng Vitamin B5 cần tránh kết hợp với các thuốc sau: Aspirin, Clopidogrel, Donepezil, Ebixa, Galantamine, Heparin, Ibuprofen, Naproxen, Rivastigmine, Tetracycline hay Warfarin. Vì chúng có thể tương tác với nhau, làm xảy ra những tình trạng không mong muốn khi sử dụng chung.
Tác dụng phụ của Vitamin B5
Nên gọi bác sĩ ngay nếu mắc phải có: phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi).
Quá liều khi dùng Vitamin B5
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trung tâm y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin E

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
D-alpha tocopheryl acetate
Dược lực của Vitamin E
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol). 
Chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
Dược động học của Vitamin E
- Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.
- Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
- Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này.
- Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
Tác dụng của Vitamin E
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.
Chỉ định khi dùng Vitamin E
Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E. 
Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. 
Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. 
Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Cách dùng Vitamin E
1 viên (400 UI) /ngày.
Thận trọng khi dùng Vitamin E
Tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
Chống chỉ định với Vitamin E
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc của Vitamin E
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
Tác dụng phụ của Vitamin E
Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.
Đề phòng khi dùng Vitamin E
Tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
Bảo quản Vitamin E
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin PP

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Nicotinamide
Dược lực của Vitamin PP
Vitamin PP là vitamin nhóm B, có nhiều trong gan, thận, thịt cá, ngũ cốc, mem bia và các loại rau xanh. Trong cơ thể, vi sinh vật ruột tổng hợp được một lượng nhỏ vitamin PP.
Dược động học của Vitamin PP
Vitamin PP hấp thu được qua đường uống, khuếch tán vào các mô, tập trung nhiều ở gan. Chuyển hoá và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng của Vitamin PP
Vitamin PP là thành phần của 2 coenzym quan trọng là NAD và NADP. Các coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các pảhn ứng oxy hoá khử. Do đó có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá cholesterol, acid béo và tạo năng lượng ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào. Khi dùng liều cao niacin có tác dụng làm giảm LDL và tăng HDL, gây giãn mạch ngoại vi.
Thiếu vitamin PP sẽ gây ra các triệu chứng như chán ăn, suy nhược dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da đặc biệt là viêm da vùng hở như mặt, chân, tay. Khi thiếu nặng sẽ gây ra triệu chứng điển hình là viêm da, tiêu chảy và rối loạn thần kinh, tâm thần.
Chỉ định khi dùng Vitamin PP
Phòng và điều trị bệnh Pellagra.
Các rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh (phối hợp với các thuốc khác).
Tăng lipid huyết, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch (phối hợp với thuốc khác): dùng niacin (acidnicotinic).
Cách dùng Vitamin PP
Phòng bệnh: 50-200 mg/24h.
Điều trị: 200-500 mg/24h.
Chống chỉ định với Vitamin PP
Quá mẫn.
Tác dụng phụ của Vitamin PP
Vitamin PP gây giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể gây nên cơn bốc hoả, buồn nôn, đánh trống ngực. Các tác dụng này xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc và sẽ tự hết sau 30-40 phút. Nicotinamid không gây tác dụng này.
Bảo quản Vitamin PP
Thuốc bảo quản trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Folic acid

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Acid folic
Dược lực của Folic acid
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học của Folic acid
- Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.
- Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng của Folic acid
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định khi dùng Folic acid
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Cách dùng Folic acid
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.
Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.
Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;
Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.
Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Thận trọng khi dùng Folic acid
Không dung nạp với thuốc (ngưng dùng)Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn.
Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức đọ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầukhổng lồ do thiếu vitamin B12, nhưng vãn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hoá tuỷ sống bán cấp.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Chống chỉ định với Folic acid
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tương tác thuốc của Folic acid
Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Folic acid
Nói chung acid folic dung nạp tốt.
Hiếm gặp:
Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần biotin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Biotin
Dược lực của Biotin
Biotin là vitamin thuộc nhóm B.
Dược động học của Biotin
- Hấp thu: Biotin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá.
- Phân bố: biotin gắn chủ yếu với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Biotin chuyển hoá ở gan thành chất chuyển hoá Bis-norbiotin và biotin sulfoxid.
- Thải trừ: thuóc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu phần lớn ở dạng không đổi và một lượng nhỏ ở dạng các chất chuyển hoá.
Tác dụng của Biotin
Biotin là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cần cho nhiều chức năng chuyển hoá, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hoá propionat và dị hoá acid amin có mạch nhánh.
Các dấu hiệu của triệu chứng thiếu hụt biotin bao gồm viêm da bong, viêm lưỡi teo, tăng cảm, đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu nhẹ và thay đổi điện tâm đồ và rụng tóc.
Chỉ định khi dùng Biotin
Rụng lông tóc, viêm da do tiết bã nhờn, các triệu chứng ở da do thiếu vitamin nhóm B.
Cách dùng Biotin
Rụng lông tóc & tăng tiết bã nhờn ở da đầu Liều tấn công: 1-2 ống, 3 lần/tuần trong 6 tuần, IM. Liều duy trì: 3 viên/ngày trong 2 tháng. Các chỉ định khác Người lớn 10-20 mg/ngày. Trẻ em 5-10 mg/ngày, uống hay tiêm (IM, IV hay SC).
Thận trọng khi dùng Biotin
Chưa có thông tin.
Chống chỉ định với Biotin
Chưa có thông tin.
Tương tác thuốc của Biotin
Một số hợp chất đối kháng tác dụng của biotin, trong số này có avidin, biotin sulfon, desthiobiotin và một vài acid imidazolidon carboxylic.
Quá liều khi dùng Biotin
Chưa có thông báo về độc tính của biotin trên người mặc dù đã dùng lượng lớn kéo dài tới 6 tháng.
Bảo quản Biotin
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 dộ C.