Rhumenol D500

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Acetaminophen, Phenylpropanolamine, Dextromethorphan
Dạng bào chế
Viên bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 25 vỉ xé X 4 viên; hộp 10 vỉ X 10; chai 100 viên bao phim
Sản xuất
Xí nghiệp Dược phẩm & Sinh học Y tế (MEBIPHAR) TP Hồ Chí Minh - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-3204-00
Chỉ định khi dùng Rhumenol D500
Các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa.
Cách dùng Rhumenol D500
Liều dùng 3 - 4 lần/ngày.
- Người lớn: 1 - 2 viên/lần.
- Trẻ 7 - 12 tuổi: 1/2 - 1 viên/lần.
- Trẻ 2 - 6 tuổi: 1/2 viên/lần.
Chống chỉ định với Rhumenol D500
Ho ở bệnh nhân hen, suy hô hấp, glaucoma, phì đại tiền liệt tuyến, bít cổ bàng quang, bệnh tim mạch trầm trọng, thiểu năng gan. Tăng HA, đau thắt ngực, huyết khối mạch vành, cường giáp, đái tháo đường, tiền sử tai biến.
Tác dụng phụ của Rhumenol D500
- Chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, run tay, rối loạn tiêu hóa, co thắt phế quản, phản ứng kháng tiết cholin & dị ứng.
- Liều cao có thể hại gan.
Đề phòng khi dùng Rhumenol D500
Phụ nữ có thai & cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acetaminophen

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Tác dụng của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để chữa nhiều vấn đề y khoa như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.

Thuốc được chỉ định để điều trị đau nhẹ tới vừa: đau do hành kinh, nhức đầu, thoái hoá khớp, tổn thương mô mềm, kể cả đau nửa đầu; sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả sốt sau tiêm chủng.

Thuốc acetaminophen có thể được sử dụng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.

Bạn uống thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể uống hoặc đặt viên đạn. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu paracetamol.

Nếu bạn không chắc về bất cứ vấn đề nào, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Acetaminophen

Liều thông thường cho người lớn bị sốt hoặc đau:

Đối với chế phẩm uống, bạn dùng như sau:

  • Dạng thuốc phóng thích nhanh: bạn dùng 325 mg đến 1 g uống mỗi 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1 g và tối đa 4 g trong 24 giờ;
  • Dạng thuốc phóng thích kéo dài: bạn dùng 1300 mg uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 3900 mg mỗi 24 giờ.

Đối với chế phẩm đặt trực tràng, bạn sử dụng 650 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg mỗi 24 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị sốt hoặc đau:

Trẻ dưới 12 tuổi được xác định liều dựa theo cân nặng, bạn cho trẻ uống 10 – 15 mg/kg mỗi liều, mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Bạn có thể hiệu chỉnh liều cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 0-3 tháng (cân nặng từ 2,7-5,3 kg): bạn cho trẻ uống 40 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 1,25 ml;
  • Trẻ từ 4-11 tháng (cân nặng từ 5,4-8,1 kg): bạn cho trẻ uống 80 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 2,5 ml;
  • Trẻ từ 12-23 tháng (cân nặng từ 8,2-10,8 kg), bạn cho trẻ uống 120 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 3,75 ml. Đối với viên nén nhai (viên nén 80 mg), bạn cho trẻ uống 1,5 viên;
  • Trẻ từ 2-3 tuổi (cân nặng từ 10,9-16,3 kg), bạn cho trẻ uống 160 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 5 ml. Đối với viên nén nhai, bạn cho trẻ uống 2 viên nén 80 mg hoặc 1 viên nén 160 mg;
  • Trẻ từ 4-5 tuổi (cân nặng 16,4-21,7 kg), bạn cho trẻ uống liều 160 mg. Bạn cho trẻ uống 7.5 ml dung dịch (160 mg/5 ml) hoặc 3 viên nén nhai 80 mg hoặc 1.5 viên nén nhai 160 mg;
  • Trẻ từ 6-12 tuổi, bạn cho trẻ uống 325 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 1,625 g mỗi ngày trong 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

Đối với dạng regular strength, bạn cho trẻ dùng 650 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 3,25 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng extra strength, bạn cho trẻ dùng 1000 mg mỗi 6 giờ, không được vượt quá 3 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn cho trẻ uống 1,3 g mỗi 8 giờ, không được vượt quá 3,9 g trong 24 giờ.

Liều dùng phổ biến nhất của thuốc là acetaminophen 500mg, được dùng trong nhiều thuốc biệt dược.

Ngoài ra, thuốc acetaminophen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng dung dịch, viên nén (viên hòa tan, viên nén nhai, viên nén phóng thích kéo dài, viên sủi bọt), viên nang, thuốc đặt, bột hoặc bột pha dung dịch, sirô, hỗn dịch hoặc elixir.
  • Hàm lượng: 325 mg-30 mg; 325 mg-60 mg; 120 mg-12 mg/5 ml; 300 mg-15 mg; 300 mg-30 mg; 300 mg-60 mg; 650 mg-30 mg; 650 mg-60 mg.
Thận trọng khi dùng Acetaminophen

Trước khi dùng thuốc acetaminophen, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kì thành phần nào hoặc thuốc nào;
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược;
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan (như suy gan), suy thận, thiếu máu mạn tính, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn;
  • Bạn bị phenylketon niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường bởi vì một số dạng bào chế của acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame;
  • Bạn có thai khi đang sử dụng acetaminophen.

Acetaminophen chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với paracetamol.
  • Thiếu hụt G6PD.

Ngoài ra, acetaminophen có thể vào sữa mẹ, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong thời gian dùng acetaminophen.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Acetaminophen

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với acetaminophen khi dùng chung:

  • Giảm nồng độ thuốc trong máu của thuốc chống động kinh (như phenytoin, barbiturates, carbamazepine) khi dùng kèm với acetaminophen;
  • Thuốc acetaminophen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warfarin khi phối hợp trong thời gian dài;
  • Acetaminophen làm tăng hấp thu của metoclopramide và domperidone;
  • Acetaminophen có thể làm tăng nồng độ probenecid, chloramphenicol trong máu;
  • Acetaminophen làm giảm hấp thu của colestyramine;
  • Thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức khi dùng chung với phenothiazine.

Rượu và thuốc lá có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường không có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kì tác dụng bất thường nào của thuốc, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng thuốc này, bao gồm:

  • Phân có máu hoặc màu đen hoặc hắc ín;
  • Nước tiểu đục hoặc có máu;
  • Sốt kèm hoặc không kèm ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi điều trị);
  • Đau ở lưng dưới và/hoặc một bên lưng (đau nghiêm trọng hoặc đau nhói);
  • Xuất hiện đốm đỏ trên da;
  • Ban da, nổi mề đay, ngứa;
  • Đau họng (tình trạng này không xuất hiện trước khi dùng thuốc);
  • Đau, loét hoặc xuất hiện đốm trắng trên môi hoặc miệng;
  • Giảm lượng nước tiểu đột ngột;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Đột nhiên mệt hoặc yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Acetaminophen

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Trong vòng 24 giờ, nếu bạn dùng 10 – 15g hoặc 150mg/kg paracetamol có thể gây hoại tử tế bào gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận. Cách xử trí là chuyển người bệnh đến ngay bệnh viện.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

 


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phenylpropanolamine

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Phenylpropanolamine hydrochloride
Dược lực của Phenylpropanolamine
Phenylpropanolamine là thuốc có tác dụng co mạch.
Tác dụng của Phenylpropanolamine
Tùy thuộc vào liều sử dụng, thuốc có khả năng làm giãn phế quản (có tác dụng điều trị một số trường hợp suyễn), gia tăng nhịp tim và co các mạch máu. Tác dụng co mạch máu làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi của Phenylpropanolamine đã được các thầy thuốc tai mũi họng, nội khoa, nhi khoa tận dụng để điều trị triệu chứng nghẹt mũi trong viêm xoang cấp. Tuy có tác dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, song thời gian gần đây đã có nhiều báo cáo ghi nhận thuốc Phenylpropanolamine có khả năng làm tăng huyết áp của người sử dụng. Và vì Phenylpropanolamine cũng có tác dụng phụ ức chế sự thèm ăn, nên thuốc còn được sử dụng như một trong các phương pháp để giảm cân. Phenylpropanolamine có cấu trúc và tác dụng gần giống với Ephedrine, ngoại trừ tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương của Phenylpropanolamine không rõ rệt như Ephedrine; Một số thuốc có tác dụng tương tự Phenylpropanolamine là Pseudoephedrine và Phenlyephrine.
Chỉ định khi dùng Phenylpropanolamine
Chuyên trị hắt hơi, chảy mũi, ho, ngạt mũi và nhức đầu cho viêm mũi cấp tính hoặc dị ứng, viêm họng, cảm, cúm.
Cách dùng Phenylpropanolamine
Phenylpropanolamine thường phối hợp với các thuốc có tác dụng long đờm, kháng histamin khác nên liều uống, cách dùng tùy thuộc vào các thuốc phối hợp đó.
Thận trọng khi dùng Phenylpropanolamine
Không được dùng thuốc cho các bệnh nhân sau: Các bệnh nhân đang dùng thuốc khác có chứa phenylpropanolamin.
Dùng thuốc một cách thận trọng cho các bệnh nhân sau:
1) Các bệnh nhân có tiền sử dị ứng(như nổi mẩn, đau khớp, ngứa) với thuốc.
2) Các bệnh nhân huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và cường tuyến giáp.
3) Các bệnh nhân nhãn áp cao và phì đại tiền liệt tuyến.
4) Các phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.
Dùng thuốc một cách thận trọng cho những bệnh nhân đang làm những việc cần tập trung chú ý như điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành các máy nguy hiểm.
Nếu trong vài ngày dùng mà triệu chứng không thuyên giảm phải ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc.
Tránh dùng thuốc kéo dài.
Đối với trẻ em, thuốc này phải được dùng dưới sự giám sát của người lớn và không được dùng cho trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi.
Khi dùng thuốc này đồng thời với các thuốc trị viêm mũi, chống dị ứng hay trị cảm cúm khác phải có ý kiến của thầy thuốc.
Chống chỉ định với Phenylpropanolamine
Chống chỉ định với những bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ của Phenylpropanolamine
Tác dụng phụ:
Thần kinh: Chóng mặt, mất ngủ, đau đầu và cảm giác bứt rứt có thể xảy ra.
Tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, táo bón và biếng ăn có thể xảy ra.
Các phản ứng khác: Đỏ da, nổi mẩn có thể xảy ra.
Bảo quản Phenylpropanolamine
Bảo quản trong đồ chứa kín khí và ở nhiệt độ phòng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dextromethorphan

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Dextromethorphan hydrobromide
Dược lực của Dextromethorphan
Dextromethorphan là thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.
Dược động học của Dextromethorphan
- Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm).
- Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Tác dụng của Dextromethorphan
Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. MẶc dù cấu trúc hoá học không liên quan gì đến morphin nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính không có đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng long đờm.
Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực codein. So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn.
Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương.
Chỉ định khi dùng Dextromethorphan
Chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.
Cách dùng Dextromethorphan
Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.
Thận trọng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Chống chỉ định với Dextromethorphan
Quá mẫn với thành phần thuốc. Ðang dùng IMAO. Trẻ > 2 tuổi.
Tương tác thuốc của Dextromethorphan
Tránh dùng với IMAO. Thuốc ức chế thần kinh TW. Quinidin.
Tác dụng phụ của Dextromethorphan
Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Quá liều khi dùng Dextromethorphan
Triệu chứng: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bid tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hoá, suy hô hấp, co giật.
Điều trị: hỗ trợ, dùng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Đề phòng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Bảo quản Dextromethorphan
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, trong lọ kín, tránh ánh sáng.