Solifen

Nhóm thuốc
Thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu
Thành phần
Solifenacin succinat 10mg
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Laboratorios Casasco S.A.I.C - ÁC HEN TI NA
Đăng ký
Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp
Số đăng ký
VN-22365-19
Chỉ định khi dùng Solifen
Điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ do thôi thúc (tiểu són) và (hoặc) tiểu nhiều lần và tiểu gấp, có thể xảy ra ở bệnh nhân bị hội chứng bàng quang tăng họat động.

Cách dùng Solifen
*Người lớn- Tiểu không tự chủLiều khởi đầu: 5mg, uống 1 lần/ngày.Liều duy trì: 5–10mg, uống 1 lần/ngày.- Đi tiểu nhiềuLiều khởi đầu: 5mg, uống 1 lần/ngày.Liều duy trì:  5–10mg, uống 1 lần/ngày.Điều chỉnh liều:Đối với bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng: không dùng vượt quá 5mg 1 lần/ngày.Bệnh nhân dùng thuốc ức chế CYP450 3A4 (như ketoconazole, ritonavir, nelfinavir, itraconazole): liều dùng không được vượt quá 5mg 1 lần/ngày.Cách dùngThuốc được dùng đường uống và nên nuốt cả viên với nước. Thuốc có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. 
Chống chỉ định với Solifen
Chống chỉ định dùng solifenacin ở bệnh nhân bị bí tiểu, tình trạng dạ dày-ruột nặng (bao gồm chứng to đại tràng nhiễm độc), bệnh nhược cơ nặng hoặc glaucoma góc hẹp và những bệnh nhân có nguy cơ đối với những tình trạng này.
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với họat chất hoặc bất kỳ thành phần nào của tá dược.
- Bệnh nhân đang thẩm phân máu.
- Bệnh nhân bị suy gan nặng
- Bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc suy gan trung bình và những người đang điều trị bằng một chất ức chế CYP3A4 mạnh, như ketoconazol.
Tương tác thuốc của Solifen
Solifenacin có thể tương tác với các thuốc như pramlintide, viên nén/viên nang kali.
Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ solifenacin khỏi cơ thể của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến cách solifenacin hoạt động. Các thuốc này bao gồm một số thuốc kháng nấm azole (chẳng hạn như itraconazole, ketoconazole) và một số thuốc khác.
Tác dụng phụ của Solifen
Khô miệng, táo bón, buồn ngủ, đau bụng, mờ mắt, khô mắt, nhức đầu hoặc mệt mỏi/suy nhược
Đề phòng khi dùng Solifen
Khi bị các vấn đề về bàng quang khác (như tắc nghẽn bàng quang), tắc nghẽn dạ dày/ruột, bệnh gan, bệnh ruột (như viêm loét đại tràng), chuyển động chậm của dạ dày – ruột, táo bón, bệnh thận, tuyến tiền liệt phì đại, một bệnh cơ/thần kinh nào đó (nhược cơ).
Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là buồn ngủ, lú lẫn, táo bón hoặc tiểu tiện. Buồn ngủ và lú lẫn có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Solifenacin

Nhóm thuốc
Thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu
Tác dụng của Solifenacin

Solifenacin được sử dụng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Bằng cách thư giãn các cơ trong bàng quang, solifenacin cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện của bạn. Thuốc giúp giảm tiểu không tự chủ, cảm giác cần đi tiểu ngay lập tức.

Cách dùng Solifenacin

Liều thông thường cho người lớn bị tiểu không tự chủ

Liều khởi đầu: bạn dùng 5mg, uống 1 lần/ngày.

Liều duy trì: bạn dùng 5–10mg, uống 1 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị đi tiểu nhiều

Liều khởi đầu: bạn dùng 5mg, uống 1 lần/ngày.

Liều duy trì: bạn dùng 5–10mg, uống 1 lần/ngày.

Điều chỉnh liều:

Đối với bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng: bạn không dùng vượt quá 5mg 1 lần/ngày.

Bệnh nhân dùng thuốc ức chế CYP450 3A4 (như ketoconazole, ritonavir, nelfinavir, itraconazole): liều dùng không được vượt quá 5mg 1 lần/ngày.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Thận trọng khi dùng Solifenacin

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Trước khi sử dụng thuốc này, bạn hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bệnh sử của bạn, đặc biệt là khó đi tiểu (tiểu tiện), các vấn đề về bàng quang khác (như tắc nghẽn bàng quang), tắc nghẽn dạ dày/ruột, bệnh gan, bệnh ruột (như viêm loét đại tràng), chuyển động chậm của dạ dày – ruột, táo bón, bệnh thận, tuyến tiền liệt phì đại, một bệnh cơ/thần kinh nào đó (nhược cơ).
  • Thuốc này có thể khiến bạn buồn ngủ. Uống cùng rượu hoặc cần sa có thể khiến bạn buồn ngủ hơn. Bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn. Hạn chế đồ uống có cồn và bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng cần sa.
  • Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).
  • Thuốc này có thể làm cho bạn đổ mồ hôi ít hơn, khiến bạn dễ bị đột quỵ do nóng hơn. Bạn nên tránh làm những việc có thể khiến bạn quá nóng, chẳng hạn như tập thể dục quá mức trong thời tiết nóng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng. Khi thời tiết nóng, bạn nên uống nhiều nước và ăn mặc thoải mái. Nếu quá nóng, bạn hãy nhanh chóng tìm một nơi mát và nghỉ ngơi. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn không hết sốt, thay đổi tâm thần/tâm trạng, đau đầu hoặc chóng mặt.
  • Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là buồn ngủ, lú lẫn, táo bón hoặc tiểu tiện. Buồn ngủ và lú lẫn có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.
  • Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
Tác dụng phụ của Solifenacin

Khô miệng, táo bón, buồn ngủ, đau bụng, mờ mắt, khô mắt, nhức đầu hoặc mệt mỏi/suy nhược bất thường có thể xảy ra. Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Để giảm khô miệng, bạn có thể ngậm kẹo (không đường), nhai kẹo (không đường), uống nước hoặc các chất lỏng thay thế nước bọt.

Để ngăn ngừa táo bón, bạn hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục. Nếu bạn bị táo bón trong khi sử dụng thuốc này, hãy tham khảo ý kiến ​​dược sĩ để được giúp đỡ trong việc chọn thuốc nhuận tràng.

Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm đau bụng/bụng nặng, táo bón trong 3 ngày hoặc nhiều hơn, khó đi tiểu, dấu hiệu nhiễm trùng thận (chẳng hạn như nóng/đau/đi tiểu thường xuyên, sốt), thay đổi tâm thần/tâm trạng (như nhầm lẫn, ảo giác).

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm đau mắt/sưng/đỏ, thay đổi thị lực (như nhìn thấy cầu vồng xung quanh đèn vào ban đêm).

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng đối với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nặng, khó thở.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bảo quản Solifenacin

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.