Vin sedo

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Aminophylline, Papaverine, Phenobarbital
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 20 viên nén bao phim
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) - VIỆT NAM
Số đăng ký
V147-H12-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Aminophylline

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
    Thành phần
    Aminophylline
    Dược lực của Aminophylline
    Aminophylline làm dễ dàng sự vận chuyển ion Ca 2+ từ bào tương vào khoang gian bào, kết quả là giãn tế bào cơ, làm mất sự co thắt phế quản, sự thông khí phế nang được phục hồi. Nhờ hoạt tính giãn cơ, Aminophylline làm tăng nhịp thở và độ sâu của nhịp thở, đó là kết quả của sự kích thích trung tâm vagus và trung tâm vận mạch. Nhờ tác dụng trực tiếp lên tim, Aminophylline cải thiện được tuần hoàn mạch vành. Song song với sự tăng áp suất bơm máu, sự lọc cầu thận cũng tăng. Aminophylline làm tăng thể tích nước tiểu bằng cách làm tăng sự bài tiết Na + và Cl -.
    Dược động học của Aminophylline
    - Hấp thu: Aminophylin hấp thu chậm qua đường tiêu hoá, nhưng không giảm khi có thức ăn trong dạ dày ruột. Tiêm tĩnh mạch aminophylin tạo nên nồng độ aminophylin trong huyết thanh cao nhất và nhanh nhất.
    - Phân bố: thuốc được phân bố nhanh vào các dịch ngoài tế bào và các mô cơ thể. Thuốc thâm nhập 1 phần vào hồm cầu.Khoảng 56% aminophylin ở người lớn và trẻ em gắn vào protein huyết tương.
    - Chuyển hoá: Aminophylin chuyển hoá ở gan.
    - Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng các chất chuyển hoá, lượng nhỏ aminophylin không chuyển hoá đwocj bài tiết trong phân.
    Tác dụng của Aminophylline

    Aminophylline được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa triệu chứng khò khè, khó thở do bệnh phổi mãn tính (ví dụ như hen suyễn, khí thũng, viêm phế quản mãn tính). Amionophylline thuộc nhóm thuốc xanthine. Tại đường hô hấp, thuốc này hoạt động bằng cách làm giãn cơ, thông khí để cải thiện tình trạng hô hấp và làm giảm đáp ứng của phổi đối với các kích thích. Kiểm soát các triệu chứng và các vấn đề về hô hấp có thể làm giảm thời gian mất đi do các vấn đề này khi làm việc hoặc học tập.

    Thuốc này không tác dụng tức thời nên không được sử dụng trong các trường hợp lên cơn cấp tính. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hít tác dụng nhanh (ví dụ như albuterol) để điều trị các cơn thở hụt hơi/ cơn hen suyễn cấp tính trong khi đang điều trị bằng aminophylline. Bạn nên luôn mang theo mình một ống thuốc hít tác dụng nhanh. Tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

    Dùng thuốc bằng đường uống kèm hoặc không kèm chung với thức ăn, thường 2 đến 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thuốc này làm dạ dày khó chịu, bạn nên uống thuốc kèm với thức ăn.

    Không nghiền hoặc nhai viên nén phóng thích kéo dài. Vì như vậy có thể làm phóng thích tất cả hoạt chất trong cùng một lúc, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Hơn nữa, không nên chia nhỏ viên nén, trừ khi trên viên thuốc có đường vạch sẵn và bác sĩ hoặc dược sĩ yêu cần bạn làm như thế. Nuốt trọn viên thuốc còn nguyên hoặc chia nhỏ viên thuốc mà không được nhai hay nghiền nát.

    Liều lượng thuốc dựa trên tình trạng bệnh lý,  đáp ứng với điều trị, tuổi tác, cân nặng, nồng độ thuốc trong máu, và các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

    Sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được lợi ích tốt nhất từ thuốc. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.

    Thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh lý của bạn vẫn còn tiếp diễn hoặc trở nặng hơn.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Chỉ định khi dùng Aminophylline
    Ðiều trị hen tim và hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn, suy tim mất bù, khó thở kịch phát ban đêm, đau thắt ngực khi gắng sức, bloc nhĩ-thất kháng với atropin phát triển trên cơ sở thiếu máu cục bộ, làm tạm ngưng tác dụng của dipyridamol, tình trạng phù, rối loạn tuần hoàn não do vữa xơ động mạch, rối loạn vi tuần hoàn do cao huyết áp, chứng đi tập tễnh cách hồi.
    Cách dùng Aminophylline

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh hen suyễn – cấp tính

    Tiêm tĩnh mạch:

    Liều nạp:

    • 6 mg/kg trong 100 đến 200 mL, truyền tĩnh mạch một lần trong hơn 20 đến 30 phút.

    Liều duy trì (tiếp theo liều nạp):

    • Người lớn khỏe mạnh, không hút thuốc: 0,7 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • Người trẻ, có hút thuốc: 0,9 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • Bệnh nhân bị bệnh tim phổi hoặc suy tim sung huyết: 0,25 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.

    Đường uống: (Bệnh nhân không hấp thụ được aminophylline hoặc theophylline)

    Liều nạp: uống 6,3 mg/kg một lần.

    Liều duy trì (tiếp tục liều nạp):

    • Người lớn khỏe mạnh, không hút thuốc: 12,5 mg/kg/ngày, chia thành các liều. Không dùng vượt quá 1.125 mg/ngày.
    • Người trẻ, có hút thuốc: 19 mg/kg/ngày, chia thành các liều.
    • Bệnh nhân bị bệnh tim phổi hoặc suy tim sung huyết: 6,25 mg/kg/ngày, chia thành các liều. Không được dùng quá 500 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ sơ sinh mắc chứng ngạt thở ở trẻ sinh non

    >= 4 tuần tuổi: (tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống, tất cả các liều lượng đều dựa trên aminophylline):

    Liều nạp: (bệnh nhân không hấp thụ được aminophylline hoặc theophylline): 5 đến 6 mg/kg, dùng một lần – nếu tiêm tĩnh mạch, pha loãng dịch tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch trong hơn 20 đến 30 phút mỗi lần.

    Liều duy trì: 3 đến 8 mg/kg/ngày, chia đều vào mỗi 6 đến 12 giờ.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh hen suyễn – cấp tính

    Tiêm tĩnh mạch: (tất cả các liều dùng được dựa trên aminophylline và bệnh nhân không hấp thụ được aminophylline hoặc theophylline).

    Liều nạp: 6 mg/kg được pha loãng dịch tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch trong hơn 20 đến 30 phút mỗi lần.

    Liều duy trì (tiếp theo liều nạp):

    • 6 tuần đến 6 tháng tuổi: 0,5 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • 6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,6 đến 0,7 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • 1 tuổi đến 9 tuổi: 1 đến 1,2 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • 9 tuổi đến 12 tuổi: 0,9 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.
    • >12 tuổi: 0,7 mg/kg/giờ, truyền tĩnh mạch liên tục.

    Đường uống: (Bệnh nhân không hấp thụ được aminophylline hoặc theophylline).

    Liều nạp: uống 6,3 mg/kg một lần.

    Liều duy trì (tiếp tục liều nạp):

    • Từ 42 đến 182 ngày tuổi: 12 đến 13,5 mg/kg/ngày, chia thành các liều.
    • Từ 6 đến  12 tháng tuổi: 15 đến 22,5 mg/kg/ngày, chia thành các liều.
    • Từ 1 năm tuổi đến 9 tuổi: 25 đến 30 mg/kg/ngày, chia thành các liều.
    • Từ 9 tuổi đến 12 tuổi: 17 đến 20 mg/kg/ngày, chia thành các liều.
    • Từ 12 đến 16 tuổi: 15 đến 17 mg/kg, chia thành các liều.
    • Từ 16 tuổi: uống 6,25 đến 20 mg/kg, chia đều trong mỗi 6 giờ.

    Aminophylline có những dạng và hàm lượng sau:

    • Dung dịch, thuốc uống: 105 mg/5 mL.
    • Viên nén, thuốc uống: 100 mg, 200 mg.

    Dung dịch, thuốc tiêm: 25 mg/mL.

    Thận trọng khi dùng Aminophylline

    Trước khi dùng aminophylline, bạn nên:

    • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với aminophylline hoặc với bất kỳ loại thuốc nào khác.
    • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc kê toa hoặc không kê toa mà bạn đang dùng, đặc biệt là allopurinol (Zyloprim), azithromycin (Zithromax) carbamazepine (Tegretol), cimetidine (Tagamet), ciprofloxacin (Cipro), clarithromycin (Biaxin), thuốc lợi tiểu, erythromycin, liti ((Eskalith, Lithobid), thuốc uống ngừa thai, phenytoin (Dilantin), prednisone (Deltasone), propranolol (Inderal), rifampin (Rifadin), tetracyline (Sumycin), và các thuốc khác để điều trị nhiễm trùng và bệnh tim.
    • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc không kê toa và các loại vitamin mà bạn đang dùng, đặc biệt là các loại thuốc không kê toa có chứa ephedrine, epinephrine, phenylephrine, phenylpropanolamine, hoặc pseudoephedrine. Nhiều loại thuốc không kê toa có chứa các thành phần này (ví dụ như thuốc ăn kiêng và các loại thuốc chữa cảm lạnh và hen suyễn), vì vậy hãy kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận. Không dùng các loại thuốc này mà không có sự cho phép của bác sĩ; vì chúng có thể làm tăng các tác dụng phụ của aminophylline.
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng bị động kinh, bệnh tim, suy giáp hoặc cường giáp, tăng huyết áp, bệnh gan hoặc bạn có tiền sử nghiện rượu.
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi đang dùng aminophylline, hãy thông báo với bác sĩ.
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang hút thuốc lá. Khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của aminophylline.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.

    Aminophylline có thể đi vào sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến em bé. Không dùng aminophylline mà không có sự cho phép của bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.

    Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Chống chỉ định với Aminophylline
    Nhồi máu cơ tim vừa mới xảy ra, loạn nhịp tim, bệnh loét.
    Tương tác thuốc của Aminophylline

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    • Rượu.
    • Cimetidine (Tagamet, Tagamet HB).
    • Các loại kháng sinh nhóm fluoroquinolone như enoxacin (Penetrex), lomefloxacin (Maxaquin), ciprofloxacin (Cipro), norfloxacin (Noroxin), và ofloxacin (Floxin).
    • Clarithromycin (Biaxin) và erythromycin (Ery-Tab, E.E.S., E-Mycin).
    • Disulfiram (Antabuse).
    • Estrogens (Ogen, Premarin, và nhiều loại thuốc khác).
    • Fluvoxamine (Luvox).
    • Methotrexate (Folex, Rheumatrex).
    • Mexiletine (Mexitil) và propafenone (Rythmol).
    • Propranolol (Inderal).
    • Tacrine (Cognex).
    • Ticlopidine (Ticlid).
    • Verapamil (Verelan, Calan, Isoptin).

    Các loại thuốc dưới đây có thể làm tăng nồng độ aminophylline trong máu, dẫn đến kiểm soát bệnh hen suyễn không hiệu quả.

    • Aminoglutethimide (Cytadren).
    • Carbamazepine (Tegretol).
    • Isoproterenol (Isuprel).
    • Moricizine (Ethmozine).
    • Phenobarbital (Luminal, Solfoton).
    • Phenytoin (Dilantin).
    • Rifampin (Rifadin).
    • Sucralfate (Carafate).

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    • Thuốc lá;
    • Caffein;
    • Thức ăn.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Suy tim sung huyết.
    • Bệnh tim phổi.
    • Sốt trên 38oC trong suốt 24 giờ hoặc lâu hơn.
    • Suy giáp.
    • Nhiễm khuẩn nặng.
    • Bệnh thận ở trẻ em nhỏ hơn 3 tháng tuổi.
    • Bệnh gan.
    • Phù phổi.
    • Sốc (tình trạng nghiêm trọng khi lưu lượng máu thấp trong cơ thể) – Dùng thuốc thận trọng. Các tác dụng của thuốc có thể tăng bởi vì sự đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.
    • Các vần đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tim).
    • Có tiền sử động kinh.
    • Loét dạ dày – Dùng thuốc cẩn thận. Vì thuốc có thể làm cho tình trạng này trở nên nặng hơn.
    Tác dụng phụ của Aminophylline

    Nếu bạn gặp bất kỳ các tác dụng phụ nào dưới đây, ngưng sử dụng aminophylline và gọi cấp cứu ngay:

    • Phản ứng dị ứng (khó thở; nghẽn cổ họng; sưng môi, lưỡi, mặt; phát ban).
    • Co giật.
    • Nhịp tim tăng hoặc không đều.
    • Buồn nôn hay nôn mửa nặng.

    Mặt khác, các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn cũng xuất hiện, mặc dù không phổ biến khi dùng thuốc ở liều lượng thích hợp. Tiếp tục dùng aminophylline và báo với bác sĩ nếu bạn mắc:

    • Buồn nôn nhẹ, chán ăn, hoặc sụt cân.
    • Mệt mỏi, run rẩy, mất ngủ.
    • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.

    Không phải ai cũng mắc các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Aminophylline
    Biểu hiện quá liều: nggọ độc aminophylin gây chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, ỉa chảy, mất ngủ, kích thích, bồn chồn và nhức đầu thường xảy ra. Những triệu chứng phân liệt về ngộ độc aminophylin có thể gồm hành vi hưng cảm kích động, nôn thường xuyên, khát cực độ, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực và loạn nhịp. Việc tiêm tĩnh mạch aminophylin cho người bệnh đã dùng theophylin uống có thể gây loạn nhịp chết người.
    Đề phòng khi dùng Aminophylline
    Trẻ em.
    Bảo quản Aminophylline
    Thuốc độc bảng B.
    Thành phẩm giảm độc: thuốc viên có hàm lượng tói đa 200 mg.
    Bảo quản ở nhiệt độ từ 15 độ C đến 30 độ C.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Papaverine

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Papaverine
    Dược lực của Papaverine
    Papaverine là thuốc chống co thắt.
    Dược động học của Papaverine
    Papaverin hydroclorid dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa và tác dụng xuất hiện khá nhanh. Trị số nửa đời sinh học thay đổi, nhưng có thể duy trì nồng độ huyết tương khá hằng định bằng cách uống thuốc cách nhau 6 giờ. Có tới 90% thuốc gắn với protein huyết tương. Uống dạng thuốc giải phóng kéo dài có thể giải phóng liên tục papaverin hydroclorid trong thời gian 12 giờ. Thuốc chuyển hóa nhanh ở gan và bài tiết trong nước tiểu, chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid của các chất chuyển hóa dạng phenolic.
    Tác dụng của Papaverine
    Papaverin là alcaloid từ thuốc phiện hoặc tổng hợp, thuộc nhóm benzylisoquinolin. Tác dụng điều trị chủ yếu của papaverin là chống co thắt cơ trơn. Papaverin cũng gây giãn cơ trơn phế quản, đường tiêu hóa, niệu quản, và đường mật. Papaverin làm thư giãn cơ tim do ức chế trực tiếp tính dễ bị kích thích của cơ tim, kéo dài thời gian trơ và làm giảm sự dẫn truyền. Trước kia papaverin đã được dùng để chống thiếu máu não, ngoại vi do co thắt động mạch, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản hen, cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, tác dụng và hiệu quả không rõ rệt nên ngày nay đã bị loại bỏ và thay thế bằng các thuốc có hiệu quả hơn.
    Tác dụng chống co thắt của papaverin trực tiếp và không liên quan tới sự phân bố thần kinh ở cơ, và cơ vẫn đáp ứng với thuốc và những kích thích khác gây co. Khi có tắc mạch, thuốc có thể tác dụng, do chống lại sự co mạch phản xạ ở mạch nhánh. Papaverin có hai cơ chế tác dụng chống co thắt, gồm ức chế phosphoryl – hóa do oxy – hóa và cản trở co cơ do calci. Thuốc ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, mặc dù liều cao có thể gây ức chế ở một số người bệnh. Cũng có hoạt tính chẹn kênh calci yếu khi dùng liều cao. Papaverin ít có tác dụng giảm đau.
    Chỉ định khi dùng Papaverine
    Papaverin hiện nay còn có thể dùng để chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật, chứ không dùng để chữa co thắt mạch vành, mạch não, co thắt phế quản như trước kia. Cho nên chỉ định của papaverin chỉ nên cho khi có:
    Đau bụng do tăng nhu động ruột, dạ dày.
    Cơn đau quặn thận.
    Cơn đau quặn mật.
    Cách dùng Papaverine
    Cách dùng:
    Có thể dùng papaverin uống trong hoặc sau bữa ăn, hoặc với sữa để làm giảm rối loạn tiêu hóa. Tiêm tĩnh mạch khi cần có tác dụng ngay, nhưng phải tiêm chậm trong thời gian 1 – 2 phút để tránh những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
    Liều lượng:
    Liều papaverin hydroclorid thường dùng uống cho người lớn một lần 40 – 100mg, ngày 2 – 3 lần. Trong các trường hợp cần thiết, có thể dùng viên nang 150mg giải phóng kéo dài, mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần hoặc 2 viên 150mg, ngày 2 lần.
    Liều thuốc tiêm papaverin hydroclorid thường dùng cho người lớn là 30mg; tuy nhiên có thể dùng liều 30 – 120mg, tiêm nhắc lại, cứ 3 – 4 giờ một lần, nếu cần.
    Trẻ em có thể dùng 4 – 6mg/kg/24 giờ, chia thành 4 liều nhỏ, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
    Thận trọng khi dùng Papaverine
    Phải dùng papaverin hydroclorid một cách hết sức thận trọng cho người bệnh tăng nhãn áp. Thuốc tiêm papaverin hydroclorid được dùng dưới sự giám sát của một bác sỹ có kinh nghiệm. Thực hiện tiêm tĩnh mạch rất thận trọng vì nếu tiêm nhanh, có thể gây loạn nhịp và ngừng thở chết người.
    Ngừng dùng papaverin khi những triệu chứng quá mẫn gan trở nên rõ ràng (triệu chứng về tiêu hóa, vàng da), hoặc thấy có tăng bạch cầu ưa eosin, hoặc khi những kết quả xét nghiệm chức năng gan biến đổi.
    Độ an toàn và hiệu lực của papaverin ở trẻ em chưa được xác định.
    Không dùng papaverin trong thời gian dài vì có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.
    Thời kỳ mang thai:
    Không biết papaverin có thể gây độc hại với thai nhi khi dùng cho người mang thai, hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Không dùng papaverin cho người mang thai.
    Thời kỳ cho con bú:
    Không biết papaverin có bài tiết trong sữa người hay không. Vì nhiều thuốc được bài tiết trong sữa người, tránh dùng papaverin cho người cho con bú.
    Chống chỉ định với Papaverine
    Chống chỉ định papaverin hydroclorid khi có bloc nhĩ – thất hoàn toàn, và phải dùng hết sức thận trọng khi có suy giảm dẫn truyền, vì thuốc có thể gây ngoại tâm thu thất nhất thời, có thể là ngoại tâm thu hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát.
    Không dùng nếu biết người bệnh quá mẫn với papaverin.
    Tương tác thuốc của Papaverine
    Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương làm tăng nhẹ tác dụng của papaverin; và morphin có tác dụng hợp đồng với papaverin.
    Khi dùng đồng thời, papaverin có thể cản trở tác dụng điều trị của levodopa ở người bệnh parkinson; papaverin có thể phong bế các thụ thể dopamin. Tránh dùng papaverin ở người bệnh parkinson, đặc biệt khi người bệnh này đang điều trị với levodopa.
    Tác dụng phụ của Papaverine
    Mặc dù độc tính của papaverin hydroclorid thấp sau khi uống, nhưng đã gặp những tác dụng không mong muốn do tác dụng trên các hệ thần kinh tự động và trung ương. Những tác dụng không mong muốn về tiêu hóa, viêm gan và quá mẫn gan cũng đã được thông báo.
    Ít gặp:
    Tim mạch: đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp nhẹ, loạn nhịp khi tiêm tĩnh mạch nhanh.
    Hệ thần kinh trung ương: chóng mặt, ngủ gà, an thần, ngủ lịm, nhức đầu.
    Tiêu hóa: buồn nôn, táo bón, chán ăn, ỉa chảy.
    Gan: quá mẫn gan, viêm gan mạn tính.
    Hô hấp: ngừng thở (sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh).
    Quá liều khi dùng Papaverine
    Biểu hiện: nói chung, những biểu hiện của quá liều do vận mạch không ổn định, gồm buồn nôn, nôn, yếu cơ, ức chế hệ thần kinh trung ương, rung giật nhãn cầu, song thị, toát mồ hôi, đỏ bừng, chóng mặt, và nhịp tim nhanh xoang; khi quá liều nặng, papaverin ức chế mạnh hô hấp tế bào và là thuốc chẹn kênh calci yếu. Sau khi uống liều 15g papaverin hydroclorid, đã nhận thấy có nhiễm acid với tăng thông khí, tăng glucose huyết, và giảm kali huyết.
    Điều trị:
    Trong trường hợp quá liều papaverin, cần liên hệ với một trung tâm về chất độc để nhận thông tin mới nhất về điều trị quá liều này. Cũng cần xem xét khả năng quá liều với nhiều thuốc, tương tác thuốc và dược động học không bình thường của các thuốc dùng đồng thời.
    Khi quá liều papaverin, phải bảo vệ đường thở của người bệnh thông khí và truyền dịch hỗ trợ. Theo dõi cẩn thận những dấu hiệu nặng đe dọa cuộc sống, các khí trong máu và các chỉ số hóa sinh trong máu.
    Nếu co giật xảy ra, điều trị bằng diazepam, phenytoin hoặc phenobarbital. Khi có những có giật khó điều trị, có thể dùng thiopental hoặc halothan để gây mê, và thuốc phong bế thần kinh – cơ để gây liệt. Có thể truyền tĩnh mạch, đặt chân người bệnh ở tư thế nâng cao; và/hoặc có thể dùng một thuốc tăng huyết áp như dopamin, noradrenalin để điều trị hạ huyết áp. Có thể dùng calci gluconat để điều trị các tác dụng có hại về tim; theo dõi nồng độ calci huyết tương và điện tâm đồ. Không biết có thể loại bỏ papaverin bằng tăng cường bài niệu, thẩm tách màng bụng hoặc thẩm tách máu hay không.
    Bảo quản Papaverine
    Bảo quản các chế phẩm papaverin hydroclorid ở nhiệt độ 15 – 30 độ C; tránh không để thuốc tiêm đóng băng.
    Thuốc độc bảng B.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phenobarbital

    Nhóm thuốc
    Thuốc hướng tâm thần
    Thành phần
    Phenobarbital Na.
    Dược lực của Phenobarbital
    Chống co giật-động kinh cục bộ và động kinh nhỏ-phòng tái phát co giật sốt cao ở trẻ sơ sinh. Ưu tư đặc biệt do rối loạn chức năng và do biểu hiện cơ thể mất ngủ. An thần.
    Dược động học của Phenobarbital
    - Hấp thu: thuốc uống được hấp thu chậm ở ống tiêu hoá (80%). Nếu tiêm tĩnh mạch tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 5 phút và đạt mức tối đa trong vòng 30 phút. Tiêm bắp thịt tác dụng xuất hiện chậm hơn. Dùng theo đường tiêm Phenobarbital có tác dụng kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thuốc đặt hậu môn hầu như được hấp thu hoàn toàn ở ruột già.
    - Phân bố: thuốc gắn với protein huyết tương ở trẻ nhỏ là 60%, ở người lớn là 50%. Và được phân bố khắp các mô, nhất là ở não, do thuốc dễ tan trong mỡ.
    - Chuyển hoá: Phenobarbital được hydrrõyl hoá và liên hợp hoá ở gan.b Là chất cảm ứng cytocrom P450 mạnh nên có ảnh hưởng lớn đến chuyển hoá các thuốc được chuyển hoá ở gan thông qua cytocrom P450.
    - Thải trừ: đaod thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hoá không còn hoạt tính(70%) và dạng nguyên vẹn(30%), một phần nhỏ vào mật và đào thải theo phân.
    Tác dụng của Phenobarbital
    Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Phenobarbital có tác dụng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric(GABA) ở não.
    Phenobarbital làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron. Tác dụng này là cơ sở của việc dùng các barbiturat để đề phòng nhồi máu não khi não bị thiếu máu cục bộ và khi tổn thương sọ não.
    Thuốc ức chế có hồi phục hoạt động của tất cả các mô. Phenobarbital ức chế thần kinh trung ương ở mọi mức độ từ an thần đến gây mê. Thuốc chỉ ức chế tạm thời các đáp ứng đơn synap ở hệ thần kinh trung ương.
    Phenobarbital chủ yếu được dùng để chống co giật, ngoài ra còn dùng để điều trị hội chứng cai rượu.
    Thuốc hạn chế cơn động kinh lan toả và làm tăng ngưỡng động kinh. Thuốc chủ yếu được chỉ định trong cơn động kinh toàn bộ(cơn lớn), cơn động kinh cục bộ(cục bộ vận động hoặc cảm giác).
    Phenobarbital làm giảm nồng độ bilirubin huyết thanh ở trẻ sơ sinh, ở người bệnh tăng bilirubin huyết không liên hợp, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật trong gan, có thể do cảm ứng glucuronyl transferase, một enzym liên hợp bilirubin.
    Chỉ định khi dùng Phenobarbital
    - Động kinh( trừ động kinh cơn nhỏ): động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
    - Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
    - Vàng da sơ sinh, và người mắc chứng tăng bilirubin huyết không kiên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
    Cách dùng Phenobarbital
    - Chống co giật: uống: người lớn 2-3mg/kg/ngày (1lần). Trẻ em: 3-4mg/kg/ngày (1lần). Tiêm dưới da hay bắp thịt. Người lớn: 0,20-0,40g/ngày. Trẻ em 12-30 tháng: 0,01-0,02g/ngày. Trẻ em 30 tháng-15 tuổi: 0,02-0.04g/ngày.
    - Làm êm dịu; uống 0,05-0,12g/ngày.
    - Mất ngủ: uống 0,10g buổi tối trước khi đi ngủ.
    Thận trọng khi dùng Phenobarbital
    Không ngừng thuốc đột ngột ở người động kinh.
    – Giảm liều với người suy thận, gan, người già, người nghiện rượu, ma túy, trầm cảm.
    –Thuốc gây buồn ngủ-Ngủ ngày.
    – Cần dùng thêm vitamin D2 cho trẻ nhỏ để phòng còi xương.
    – Người mởi đẻ, nếu dùng thuốc trước đó, trẻ đẻ ra sẽ bị hội chứng chảy máu trong 24 giờ, người mẹ cần uống thuốc dự phòng vitamin K 1 tháng trước khi đẻ và cho trẻ dùng lúc mới sinh.
    – Tránh dùng nếu đang nuôi con bú.
    Chống chỉ định với Phenobarbital
    Rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy hô hấp nặng. Mẫn cảm với barbituric. Suy gan nặng.
    Tương tác thuốc của Phenobarbital
    Phenobarbital là chất cảm ứng mạnh cytochorom P450 enzym tham gia chuyển hóa nhiều thuốc. làm giảm nồng độ felodipin, nimodipin huyết tương – Làm mất tác dụng thuốc tránh thai. Làm giảm nồng độ doxycyclin huyết tương. Làm giảm tác dụng corticoid dùng toàn thân (chú ý Addison và ghép tạng). Làm giảm nồng độ cyclosporin, quindin, theophylin, chẹn bêta huyết tương. Với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng tăng nguy cơ co giật. giảm liều khi dùng với acid valproic, làm giảm tác dụng thuốc chống đông uống. Làm giảm tác dụng của digitoxin. Làm tăng tác dụng các thuốc kháng H1, benzodiazepin, clonidin, dẫn xuất morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu (tăng ức chế thần kinh trung ương)
    – Với phenytoin thì phenobarbitol trong máu có thể tăng lên đến mức ngộ độc, phenytoin thay đổi bất thường có thể xảy ra triệu chứng ngộ độc khi ngừng dùng phenobarbital. Với progabid nồng độ phenobarbital huyết tương tăng. Làm tăng độc tính của methotrexat. Với acid folic, nồng độ phenobarbital trong huyết tương giảm
    – Với rượu, tăng tác dụng an thần của phenobarbital gây nguy hiểm (cấm uống rượu khi dùng phenobarbital). Làm giảm nồng độ disopyramid huyết tương do đó làm giảm tác dụng chống loạn nhịp (điều chỉnh liều).
    Tác dụng phụ của Phenobarbital
    Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic.
    – Đau khớp, nhiễm xương, còi xương trẻ em
    – Rối loạn tâm thần. Buồn ngủ - Rung, giật nhãn cầu–Mất điều hòa động tác–Kích thích–Lú lẫn–Nổi mẩn–Hội chứng Lyell.
    Quá liều khi dùng Phenobarbital
    - Hội chứng choáng: thở chậm, truy mạch, mất phản xạ, huyết áp tụt, thiếu niệu, giảm thông khí trung tâm, tím tái, đồng tử giãn, ngừng hô hấp và có thể tử vong. Ngoài ra còn các biến chứng khác: viêm phổi, phù phổi, suy thận, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết.
    - Xử trí:
    + Chủ yếu hỗ trợ, làm thông đường thở, hô hấp viện trợ, thở oxy, uống than hoạt (nhiều liều qua sonde).
    + Gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu tăng đào thải. Nếu cần thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu.
    Bảo quản Phenobarbital
    Tránh để các ống tiêm tĩnh mạch ra ánh sáng.
    Thuốc hướng thần.