AB Extra Bone-Care

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcium amino acid chelate (Hàm lượng Calcium tương đương: 50mg) 250mg; Calcium phosphate (Hàm lượng Calcium tương đương: 133.73mg) 345mg; Calcium citrate (Hàm lượng Calcium tương đương: 66.43mg) 315.20mg; Magnesium oxide heavy (Hàm lượng Magnesium tương đương: 105.53mg) 175mg; Magnesium phosphate (Hàm lượng Magnesium tương đương: 14.05mg) 68mg; Zinc amino acid chelate (Hàm lượng Zinc tương đương: 2.0mg) 10mg; Manganese amino acid chelate (Hàm lượng Manganese tương đương 1.5mg) 15mg; Ascorbic acid (Vitamin C) 74.75mg; Cholecalciferol (Vitamin D) 2.0mcg; Folic acid (Vitamin B9) 140mcg;
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Sphere Healthcare Pty., Ltd - ÚC
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Phương Linh
Số đăng ký
VN-2883-07
Chỉ định khi dùng AB Extra Bone-Care
Các muối khoáng và amino acid chelates có độ hấp thu cao giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thiếu hụt canxi.Được bào chế để làm cho xương chắc khoẻ và hỗ trợ môCó lợi cho việc phát triển xương ở trẻ em, người trưởng thành và phụ nữ đang ở giai đoạn trước, trong và sau khi mãn kinhGiúp duy trì máu bình thường.Đối tượng sử dụngBệnh nhân cần bổ sung Canxi, phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mang thai.
Cách dùng AB Extra Bone-Care
Người lớn (bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú): 1 viên/lần, 3 lần/ngày, uống trong khi ăn.Trẻ em > 2 tuổi: uống ½ viên – 2 viên/ngày.Trẻ 1-2 tuổi: uống ¼ viên/ngày, nghiền thuốc thành dạng bột hoặc trộn với thức ăn của trẻ.
Lưu ý: Vitamin chỉ có tác dụng hỗ trợ nếu bổ sung Vitamin qua chế độ ăn không đầy đủ.
Chống chỉ định với AB Extra Bone-Care
Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị suy chức năng thận nặng, tăng nồng độ canxi trong máu và nước tiểu.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcium phosphate

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcium phosphate
Dược lực của Calcium phosphate
Calcium phosphate là hợp chất chứa calci chủ yếu để điều trị chứng giảm calci máu.
Dược động học của Calcium phosphate
Sau khi dùng ion calci thải trừ qua nước tiểu và được lọc tại cầu thận và có một lượng nhất định được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận là rất lớn vì có 98% lượng ion calci được tái hấp thu trở lại tuần hoàn. Sự tái hấp thu này được điều chỉnh mạnh bởi hormon cận giáp.
Các chất lợi niệu có hoạt tính trên nhánh lên của quai henle làm tăng aclci niệu.
Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ bởi chế độ ăn ít calci ở người bình thường. Calci bài tiết khá nhiều vào sữa mẹ trong thời kỳ cho con bú, một ít calci thải trừ đi qua mồ hôi và cũng thải trừ qua phân.
Tác dụng của Calcium phosphate
Calci là một ion ngoài tế bào quan trọng, hoá trị 2.
Ion calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Ion calci còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.
Trên hệ tim mạch: ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất.
Trên hệ thần kinh cơ: ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ.
Chỉ định khi dùng Calcium phosphate
Thiếu Ca trong thời kỳ thai nghén và cho con bú. Ðiều trị hỗ trợ chứng mất chất khoáng ở xương, loãng xương. Còi xương (hỗ trợ liệu pháp vitamin D đặc hiệu), thiếu Ca tăng trưởng.
Cách dùng Calcium phosphate
Calcium phosphate 1,2g: Người lớn 1 gói/ngày.
Calcium phosphate 0,6g: Người lớn 2 gói/ngày. Trẻ em > 5 tuổi 1-2 gói/ngày. Trẻ em > 5 tuổi: 1/2 gói/ngày.
Thận trọng khi dùng Calcium phosphate
Suy thận và/hoặc khi phối hợp vitamin D. Theo dõi Ca niệu khi điều trị kéo dài.
Chống chỉ định với Calcium phosphate
Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng Ca máu, Ca niệu, sỏi Ca, vôi hóa mô. Bất động kéo dài. Suy thận mãn tính.
Tương tác thuốc của Calcium phosphate
Dẫn xuất digitalis (tăng độc tính); diphosphonate, fluorure Na, tetracycline (nên dùng cách nhau 3 giờ); vitamin D liều cao, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.
Tác dụng phụ của Calcium phosphate
Táo bón, đầy bụng, buồn nôn. Tăng Ca máu (dùng liều cao kéo dài), tăng Ca niệu (nguy cơ vôi hóa mô). Nguy cơ giảm phosphate huyết.
Quá liều khi dùng Calcium phosphate
Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/mi) được coi là tăng calci huyết. Không chỉ định thêm calci hoặc bất cứ thuốc nào gây tăng calci huyết để gaỉi quyết tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có triệu chứng và chức năng thận bình thwongf.
KHi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau:
Bù nước băng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Làm lợi niệu bằng furosemid hoặc acid ethacrylic nhằm làm hạ nhanh calci.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu để sớm bồi phụ, đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta-adrenergic để đề phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm tách máu, dùng calcitonin và adernocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci trong máu một cách đều đặn để có hướng dẫn điều chỉnh cho điều trị.
Bảo quản Calcium phosphate
Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ 20-35 độ C.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Magnesium

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Magnesium sulfate
Dược lực của Magnesium
Về phương diện sinh lý, magnesium là một cation có nhiều trong nội bào. Magnesium làm giảm tính kích thích của neurone và sự dẫn truyền neurone-cơ. Magnesium tham gia vào nhiều phản ứng men.
Dược động học của Magnesium
- Hấp thu: không hấp thu qua đường tiêu hoá.
- Chuyển hoá: thuốc không chuyển hoá trong cơ thể.
- Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng của Magnesium
Khi uống Magnesium sulfate có tác dụng gây nhuận tràng do 2 nguyên nhân: do không hấp thu khi uống nên hút nước vào trong lòng ruột để cân bằng thẩm thấu, kích thích giải phóng cholescystokinin - pancreozymin nên gây tích tụ các chất điện giải và chất lỏng vào trong ruột non, làm tăng thể tích và tăng kích thích sự vận động của ruột.
Khi tiêm có tác dụng chống co giật trong nhiễm độc máu ở phụ nữ có thai, điều trị đẻ non, giảm magnesium máu.
Chỉ định khi dùng Magnesium
Ðiều trị các triệu chứng gây ra do tình trạng giảm Mg máu, bổ sung Mg trong phục hồi cân bằng nước điện giải, điều trị sản giật.
Cách dùng Magnesium
Tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng.
Chống chỉ định với Magnesium
Suy thận nặng với độ thanh thải của creatinine dưới 30 ml/phút.
Tương tác thuốc của Magnesium
Quinidin, các thuốc nhóm cura.
Tránh dùng magnesium kết hợp với các chế phẩm có chứa phosphate và muối calcium là các chất ức chế quá trình hấp thu magnesium tại ruột non.
Trong trường hợp phải điều trị kết hợp với tetracycline đường uống, thì phải uống hai loại thuốc cách khoảng nhau ít nhất 3 giờ.
Tác dụng phụ của Magnesium
Ðau tại chỗ tiêm, giãn mạch máu với cảm giác nóng. Tăng Mg máu.
Quá liều khi dùng Magnesium
Quá liều gây ỉa chảy.
Bảo quản Magnesium
Ở nhiệt độ > 25oC, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Zinc

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Zinc gluconat, Zinc oxide
Tác dụng của Zinc
Kẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, hàu, sò.... Tuy nhiên, ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau:
Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay)
- Người bị rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ, sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ)
- Người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều, hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)...
Chỉ định khi dùng Zinc
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.
Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.
Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Cách dùng Zinc
Liều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối ví dụ kẽm gluconat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Như một thuốc viên bổ sung kẽm chứa 70mg kẽm gluconat thật ra chỉ chứa 10mg kẽm nguyên tố, viên kẽm như thế sẽ được gọi viên 70mg kẽm gluconat tương đương 10mg kẽm.
Liều RDA khuyến cáo dùng 8 - 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm, ta có thể dùng hằng ngày 1 viên 70mg kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm).
Những người nên bổ sung kẽm
Người mắc bệnh tiêu hóa: Những trường hợp bị bệnh thận, viêm ruột hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó khăn hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy hằng ngày chúng ta nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Những người ăn chay: Trong chế độ ăn hằng ngày hàm lượng lớn của kẽm được chứa từ trong cá, thịt, vì vậy mà người ăn chay nên bổ sung lượng kẽm thiếu hụt trong thức ăn.
Người nghiện rượu bia: Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì có nồng độ trong cơ thể rất thấp và bị bài tiết qua nước tiểu vì thế mà nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Cách sử dụng
Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.
Thận trọng khi dùng Zinc
Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Chống chỉ định với Zinc
Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.
Tương tác thuốc của Zinc
Nên dùng cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Quá liều khi dùng Zinc
Bổ sung quá nhiều kẽm (liều từ 150mg Zn/ngày trở lên) sẽ bị ngộ độc kẽm với nhiều triệu chứng rối loạn, kết hợp với tình trạng thiếu nguyên tố đồng (Cu) trong cơ thể, giảm sự hấp thu sắt, giảm cholesterol tốt HDL.