Ocuvite Lutein

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Lutein, Zeaxanthin, Acid ascorbic, alpha-tocopherol acetate, Selenium, Zinc
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 1 vỉ 8 viên; hộp 3 vỉ x 20 viên
Sản xuất
Dr. Gerhard Mann Chem-Pharm, fabrik GmbH - ĐỨC
Đăng ký
Hyphens Marketin & Technical Services Pte., Ltd
Số đăng ký
VN1-025-07
Chỉ định khi dùng Ocuvite Lutein
Giúp bổ dưỡng mắt, ngăn ngừa thoái hóa hoàng điểm
Cách dùng Ocuvite Lutein
Uống 1 viên/ lần, 1-2 lần/ ngày, dùng trong bữa ăn hoặc chỉ theo chỉ dẫn của chuyên da dinh dưỡng

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lutein

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Tác dụng của Lutein

Thuốc lutein thường được sử dụng như một thuốc thay thế để điều trị bệnh về mắt.

Lutein cũng được biết đến như một loại vitamin cho mắt bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc các chứng bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng (AMD), đục thủy tinh thể, viêm sắc tố võng mạc.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thuốc này để phòng ngừa ung thư ruột kết, ung thư vú, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim vì nó chứa nhiều beta-caroten và vitamin A.

Bạn hãy sử dụng thuốc lutein theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo chỉ dẫn ghi trên nhãn.

Bạn nên bảo quản thuốc lutein ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Lutein

Theo nghiên cứu, liều lutein khuyến cáo như sau:

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng:

Bạn nên uống 6 mg lutein mỗi ngày, có thể dùng thực phẩm bổ sung hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn. Những người sử dụng liều lutein từ 6,9 đến 11,7 mg mỗi ngày được bổ sung bằng chế độ ăn có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể thấp.

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm triệu chứng của thoái hóa điểm vàng:

Bạn nên uống 10 mg thực phẩm bổ sung lutein mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung 44 mg lutein trong mỗi cốc cải xoăn nấu chín, 26 mg trong mỗi chén rau bina nấu chín và 3 mg trong mỗi chén bông cải xanh.

Liều lutein khuyến cáo cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên:

  • Bạn uống 2 viên nén 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Đối với Hội chứng ruột kích thích (IBS), bác sĩ có thể cho bạn sử dụng liều khởi đầu thấp 1 viên 3 lần mỗi ngày, sau đó tăng liều từ từ

Liều dùng thông thường cho trẻ để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng:

Bạn cho trẻ uống 6 mg lutein mỗi ngày, có thể dùng thực phẩm bổ sung hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn. Những người sử dụng liều lutein từ 6,9 đến 11,7 mg mỗi ngày được bổ sung bằng chế độ ăn có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể thấp.

Liều dùng thông thường cho trẻ để giảm triệu chứng của thoái hóa điểm vàng:

Bạn cho trẻ uống 10 mg thực phẩm bổ sung lutein mỗi ngày.

Thuốc lutein có những dạng và hàm lượng sau:

  • Cải xoăn kale (1 cốc) 23.8 mg;
  • Rau bina (1 cốc) 20.4 mg;
  • Cải rổ (1 cốc) 14.6 mg;
  • Rau củ cải (1 cốc) 12.2 mg;
  • Ngô (1 cốc) 2.2 mg;
  • Bông cải xanh (1 cốc) 1.6 mg.
Thận trọng khi dùng Lutein

Trước khi dùng thuốc lutein, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì loại tá dược trong chế phẩm mà bạn sử dụng. Những thành phần này được trình bày chi tiết trong tờ thông tin thuốc.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, bao gồm thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.
  • Tránh sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Thận trọng khi dùng lutein cho người lớn tuổi;
  • Thận trọng khi dùng thuốc lutein cho những đối tượng mắc bất kì vấn đề về y khoa nào, phẫu thuật;
  • Thận trọng khi dùng thuốc lutein khi bạn đang sử dụng các thuốc khác.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Lutein

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với lutein, làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc. Rượu bia làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với lutein. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ của bạn hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thực phẩm có khả năng gây tương tác thuốc trước khi sử dụng lutein.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này, nó có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của lutein hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn hãy báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Lutein

Theo một nghiên cứu, thuốc lutein khá an toàn nếu được sử dụng hợp lý. Liều lutein từ 6,9–11,7 mg mỗi ngày được xem như liều an toàn không gây tác dụng phụ. Thực phẩm bổ sung lutein được sử dụng trong nghiên cứu một cách an toàn có liều lên đến 15 mg mỗi ngày trong 2 năm. Tuy nhiên, quá liều lutein có thể làm da hơi vàng. Nghiên cứu cho thấy liều lutein 20 mg mỗi ngày vẫn khá an toàn.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Lutein

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt trong bữa ăn kế tiếp hoặc trong bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

 


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Zeaxanthin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Zeaxanthin
Dược lực của Zeaxanthin
Zeaxanthin, cùng với lutein và chất chuyển hóa phổ biến của chúng là meso-zeaxanthin (MZ) được gọi là các carotenoids do sự hiện diện cao của chúng trong võng mạc của con người.
Lutein và zeaxanthin là các carotenoit tích tụ trong võng mạc, đặc biệt là vùng macula, nằm ở phía sau mắt của bạn.Bởi vì chúng được tìm thấy với số lượng tập trung trong macula, chúng được gọi là các sắc tố ở điểm vàng.Hoàng điểm rất cần thiết cho tầm nhìn. Lutein và zeaxanthin hoạt động như các chất chống oxy hóa quan trọng bằng cách bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do có hại. 
Tác dụng của Zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoit quan trọng, đó là các sắc tố được tạo ra bởi các loại thực vật tạo cho trái cây và rau quả có màu vàng đến đỏ.
Chúng có cấu trúc rất giống nhau, chỉ có một chút khác biệt trong cách sắp xếp các nguyên tử của chúng;
Cả hai đều là chất chống oxy hóa mạnh và cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, lutein và zeaxanthin tác dụng nhất trong việc bảo vệ đôi mắt của bạn.
Đôi mắt của tiếp xúc với cả oxy và ánh sáng, từ đó thúc đẩy sản xuất các gốc tự do oxy có hại. Lutein và zeaxanthin loại bỏ các gốc tự do này, vì vậy chúng không còn có thể làm hỏng các tế bào mắt của bạn;
Chỉ định khi dùng Zeaxanthin
Tăng cường thị lực, hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thểGiúp phòng ngừa  mù lòa do thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Cách dùng Zeaxanthin
Liều trung bình 2mg/ ngày;
Hoặc theo chỉ định của bác sĩ thùy theo tình trạng bệnh;

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần alpha-tocopherol acetate

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
alpha tocopherol acetate
Dược lực của alpha-Tocopherol acetate
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol). Chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alpha tocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
Dược động học của alpha-Tocopherol acetate
- Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.
- Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
- Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này.
- Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
Tác dụng của alpha-Tocopherol acetate
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.
Chỉ định khi dùng alpha-Tocopherol acetate
Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E. Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Cách dùng alpha-Tocopherol acetate
1 viên (400 UI) /ngày.
Thận trọng khi dùng alpha-Tocopherol acetate
Tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
Chống chỉ định với alpha-Tocopherol acetate
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc của alpha-Tocopherol acetate
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
Tác dụng phụ của alpha-Tocopherol acetate
Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Selenium

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Selenium
Tác dụng của Selenium
Selenium là một trong những khoáng chất mà cơ thể chúng ta không tự sinh sản ra được mà cần phải nhờ đến sự bổ sung vào cơ thể thông qua thức ăn hoặc chế phẩm bổ sung Selenium.
Trong thực phẩm, selenium tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: selenomethionine trong thực vật và selenocysteine động vật. Khoảng 90% lượng selenium từ bữa ăn sẽ được hấp thụ.
Tác dụng của selenium
Chống oxy hóa:
Vai trò quan trọng nhất của selenium là chống oxy hóa. Đặc biệt selenium dưới dạng selenocysteine liên kết chặt chẽ với enzyme glutathione peroxidase ở bốn vị trí hoạt động. Enzyme này đảm nhiệm vai trò chính yếu trong việc bảo vệ cơ thể chống các gốc tự do và tổn thương oxy hóa.
Những hợp chất chống oxy hóa khác cũng bắt buộc có selenium là selenoprotein P và selenoprotein W. Cả ba chất chống oxy hóa cũng như những chất chống oxy hóa khác có tác dụng kìm hãm những phản ứng gây sưng viêm (inflammation) vốn là nguyên nhân hàng đầu vì sao chúng ta bị các bệnh tim mạch. Chúng cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị tổn thương bao gồm các phản ứng trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể vốn luôn tạo ra phân tử bức xạ.
Selenium cũng là một chất đối kháng của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm và cadmium.
Selenium giúp phục hồi lại vitamin C sau khi vitamin C bị oxy hóa (vì vitamin C là chất chống oxy hóa nên khi vào cơ thể sẽ có lúc bị oxy hóa). Cơ thể động vật không có khả năng tự tái tạo vitamin C như thực vật nên vitamin C chỉ có thể được nạp vào từ thực phẩm hoặc thuốc bổ. Vai trò của selenium giúp tái thiết lại vitamin C từ những mảnh giáp nhỏ sau những phản ứng oxy hóa giúp quá trình trao đổi chất có hiệu quả “kinh tế” hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn dùng vitamin C và selenium cùng lúc thì hiệu quả sẽ cao hơn (với người đang bệnh).
Chỉ định khi dùng Selenium
Chế phẩm bổ sung selenium được sử dụng chủ yếu trong hỗ trợ chống oxy hóa.
Cách dùng Selenium
Nên dùng khoảng 50 – 200mcg selenium mỗi ngày cho người trưởng thành. Liều cao (>1000mcg/ngày) có thể gây ngộ độc. Trẻ em nên dùng 3,3mcg/kg cân nặng.
Tương tác thuốc của Selenium
Một số dưỡng chất chống oxy hóa khác có tác dụng hiệp đồng với selenium trong việc làm tăng hoạt động glutathione peroxidase. Việc hấp thu selenium bị cản trở bởi các kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium,…), vitamin c liều cao (ảnh hưởng nhiều lên muối selenite natri hơn là lên các dạng selenium hữu cơ). Hấp thu selenium còn giảm khi nhập vào liều cao các muối khoáng khác, nhất là kẽm. Nhiều loại thuốc, đặc biệt là các thuốc hóa trị ung thư, làm tăng nhu cầu selenium.
Tác dụng phụ của Selenium
Tiêu chảy;
Móng tay yếu;
Hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi;
Rụng tóc;
Khó chịu;
Ngứa da;
Buồn nôn và ói mửa;
Mệt mỏi bất thường và yếu.
Quá liều khi dùng Selenium
Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ selenium. Liều khoảng 900mcg/ngày kéo dài có thể gây ngộ độc selenium, bao gồm các dấu hiệu như: trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tính khí và cảm xúc không ổn định, buồn nôn, nôn, hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi, và một số trường hợp rụng lông tóc và hư móng. Ngộ độc selenium cấp tính do nguồn gốc thực phẩm hiếm khi xảy ra.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Zinc

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Zinc gluconat, Zinc oxide
Tác dụng của Zinc
Kẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, hàu, sò.... Tuy nhiên, ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau:
Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay)
- Người bị rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ, sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ)
- Người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều, hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)...
Chỉ định khi dùng Zinc
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.
Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.
Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Cách dùng Zinc
Liều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối ví dụ kẽm gluconat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Như một thuốc viên bổ sung kẽm chứa 70mg kẽm gluconat thật ra chỉ chứa 10mg kẽm nguyên tố, viên kẽm như thế sẽ được gọi viên 70mg kẽm gluconat tương đương 10mg kẽm.
Liều RDA khuyến cáo dùng 8 - 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm, ta có thể dùng hằng ngày 1 viên 70mg kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm).
Những người nên bổ sung kẽm
Người mắc bệnh tiêu hóa: Những trường hợp bị bệnh thận, viêm ruột hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó khăn hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy hằng ngày chúng ta nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Những người ăn chay: Trong chế độ ăn hằng ngày hàm lượng lớn của kẽm được chứa từ trong cá, thịt, vì vậy mà người ăn chay nên bổ sung lượng kẽm thiếu hụt trong thức ăn.
Người nghiện rượu bia: Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì có nồng độ trong cơ thể rất thấp và bị bài tiết qua nước tiểu vì thế mà nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Cách sử dụng
Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.
Thận trọng khi dùng Zinc
Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Chống chỉ định với Zinc
Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.
Tương tác thuốc của Zinc
Nên dùng cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Quá liều khi dùng Zinc
Bổ sung quá nhiều kẽm (liều từ 150mg Zn/ngày trở lên) sẽ bị ngộ độc kẽm với nhiều triệu chứng rối loạn, kết hợp với tình trạng thiếu nguyên tố đồng (Cu) trong cơ thể, giảm sự hấp thu sắt, giảm cholesterol tốt HDL.

Các thuốc khác có thành phần zeaxanthin