Atafed

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Acetaminophen, Pseudoephedrine, Triprolidine
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 1 vỉ x 20 viên nén bao phim
Sản xuất
Công ty Dược vật tư Y tế Long An - VIỆT NAM
Số đăng ký
V712-H12-05
Chỉ định khi dùng Atafed
Viêm mũi dị ứng, sung huyết mũi, cảm lạnh hoặc cúm.
Cách dùng Atafed
- Người lớn và trẻ > 12 tuổi: 10 ml.
- Trẻ 6 – 12 tuổi: 5 ml.
- Trẻ 2 – 5 tuổi: 2,5 ml.
- Trẻ 6 tháng – 2 tuổi: 1,25 ml. Uống 3 lần/ngày.
Chống chỉ định với Atafed
Quá mẫn với thành phần của thuốc. Đang dùng IMAO, tăng huyết áp nặng, bệnh mạch vành nghiêm trọng.
Tương tác thuốc của Atafed
Thuốc chống sung huyết, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giảm ngon miệng, amphetamine, thuốc hạ huyết áp, chống loạn nhịp, metoclopramide, rượu, thuốc an thần. Furazolidone.
Tác dụng phụ của Atafed
Kích thích hay ức chế TKTW, ngầy ngật, rối loạn giấc ngủ, ảo giác (hiếm). Nổi mẩn, nhanh nhịp tim, khô miệng, mũi và họng. Bí tiểu. Rối loạn tiêu hoá.
Đề phòng khi dùng Atafed
Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, cường giáp, tăng nhãn áp, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo. Bệnh gan. Lái xe hay vận hành máy. Có thai.
Bảo quản Atafed
Dưới 25 độ C, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acetaminophen

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Tác dụng của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để chữa nhiều vấn đề y khoa như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.

Thuốc được chỉ định để điều trị đau nhẹ tới vừa: đau do hành kinh, nhức đầu, thoái hoá khớp, tổn thương mô mềm, kể cả đau nửa đầu; sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả sốt sau tiêm chủng.

Thuốc acetaminophen có thể được sử dụng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.

Bạn uống thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể uống hoặc đặt viên đạn. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu paracetamol.

Nếu bạn không chắc về bất cứ vấn đề nào, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Acetaminophen

Liều thông thường cho người lớn bị sốt hoặc đau:

Đối với chế phẩm uống, bạn dùng như sau:

  • Dạng thuốc phóng thích nhanh: bạn dùng 325 mg đến 1 g uống mỗi 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1 g và tối đa 4 g trong 24 giờ;
  • Dạng thuốc phóng thích kéo dài: bạn dùng 1300 mg uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 3900 mg mỗi 24 giờ.

Đối với chế phẩm đặt trực tràng, bạn sử dụng 650 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg mỗi 24 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị sốt hoặc đau:

Trẻ dưới 12 tuổi được xác định liều dựa theo cân nặng, bạn cho trẻ uống 10 – 15 mg/kg mỗi liều, mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Bạn có thể hiệu chỉnh liều cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 0-3 tháng (cân nặng từ 2,7-5,3 kg): bạn cho trẻ uống 40 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 1,25 ml;
  • Trẻ từ 4-11 tháng (cân nặng từ 5,4-8,1 kg): bạn cho trẻ uống 80 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 2,5 ml;
  • Trẻ từ 12-23 tháng (cân nặng từ 8,2-10,8 kg), bạn cho trẻ uống 120 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 3,75 ml. Đối với viên nén nhai (viên nén 80 mg), bạn cho trẻ uống 1,5 viên;
  • Trẻ từ 2-3 tuổi (cân nặng từ 10,9-16,3 kg), bạn cho trẻ uống 160 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 5 ml. Đối với viên nén nhai, bạn cho trẻ uống 2 viên nén 80 mg hoặc 1 viên nén 160 mg;
  • Trẻ từ 4-5 tuổi (cân nặng 16,4-21,7 kg), bạn cho trẻ uống liều 160 mg. Bạn cho trẻ uống 7.5 ml dung dịch (160 mg/5 ml) hoặc 3 viên nén nhai 80 mg hoặc 1.5 viên nén nhai 160 mg;
  • Trẻ từ 6-12 tuổi, bạn cho trẻ uống 325 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 1,625 g mỗi ngày trong 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

Đối với dạng regular strength, bạn cho trẻ dùng 650 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 3,25 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng extra strength, bạn cho trẻ dùng 1000 mg mỗi 6 giờ, không được vượt quá 3 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn cho trẻ uống 1,3 g mỗi 8 giờ, không được vượt quá 3,9 g trong 24 giờ.

Liều dùng phổ biến nhất của thuốc là acetaminophen 500mg, được dùng trong nhiều thuốc biệt dược.

Ngoài ra, thuốc acetaminophen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng dung dịch, viên nén (viên hòa tan, viên nén nhai, viên nén phóng thích kéo dài, viên sủi bọt), viên nang, thuốc đặt, bột hoặc bột pha dung dịch, sirô, hỗn dịch hoặc elixir.
  • Hàm lượng: 325 mg-30 mg; 325 mg-60 mg; 120 mg-12 mg/5 ml; 300 mg-15 mg; 300 mg-30 mg; 300 mg-60 mg; 650 mg-30 mg; 650 mg-60 mg.
Thận trọng khi dùng Acetaminophen

Trước khi dùng thuốc acetaminophen, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kì thành phần nào hoặc thuốc nào;
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược;
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan (như suy gan), suy thận, thiếu máu mạn tính, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn;
  • Bạn bị phenylketon niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường bởi vì một số dạng bào chế của acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame;
  • Bạn có thai khi đang sử dụng acetaminophen.

Acetaminophen chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với paracetamol.
  • Thiếu hụt G6PD.

Ngoài ra, acetaminophen có thể vào sữa mẹ, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong thời gian dùng acetaminophen.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Acetaminophen

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với acetaminophen khi dùng chung:

  • Giảm nồng độ thuốc trong máu của thuốc chống động kinh (như phenytoin, barbiturates, carbamazepine) khi dùng kèm với acetaminophen;
  • Thuốc acetaminophen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warfarin khi phối hợp trong thời gian dài;
  • Acetaminophen làm tăng hấp thu của metoclopramide và domperidone;
  • Acetaminophen có thể làm tăng nồng độ probenecid, chloramphenicol trong máu;
  • Acetaminophen làm giảm hấp thu của colestyramine;
  • Thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức khi dùng chung với phenothiazine.

Rượu và thuốc lá có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường không có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kì tác dụng bất thường nào của thuốc, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng thuốc này, bao gồm:

  • Phân có máu hoặc màu đen hoặc hắc ín;
  • Nước tiểu đục hoặc có máu;
  • Sốt kèm hoặc không kèm ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi điều trị);
  • Đau ở lưng dưới và/hoặc một bên lưng (đau nghiêm trọng hoặc đau nhói);
  • Xuất hiện đốm đỏ trên da;
  • Ban da, nổi mề đay, ngứa;
  • Đau họng (tình trạng này không xuất hiện trước khi dùng thuốc);
  • Đau, loét hoặc xuất hiện đốm trắng trên môi hoặc miệng;
  • Giảm lượng nước tiểu đột ngột;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Đột nhiên mệt hoặc yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Acetaminophen

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Trong vòng 24 giờ, nếu bạn dùng 10 – 15g hoặc 150mg/kg paracetamol có thể gây hoại tử tế bào gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận. Cách xử trí là chuyển người bệnh đến ngay bệnh viện.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

 


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pseudoephedrine

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Pseudoephedrine hydrochloride
Dược lực của Pseudoephedrine
Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là một chất làm co mạch dùng theo đường uống tạo ra tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.
Tác dụng của Pseudoephedrine
Cơ chế tác dụng của pseudoephedrine là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm.
Pseudoephedrinecó tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, và là một chất làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrine yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về những tác dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như gây kích thích hệ thần kinh trung ương.
Chỉ định khi dùng Pseudoephedrine
Giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt.
Cách dùng Pseudoephedrine
Hiện nay thuốc chủ yếu có trong các thuốc phối hợp điều trị các bệnh tai mũi họng.
Nên liều dùng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại thuốc phối hợp.
Thận trọng khi dùng Pseudoephedrine
Nên thận trọng khi sử dụng các thuốc giống giao cảm cho bệnh nhân glaucome, loét dạ dày gây hẹp môn vị, nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch, tăng nhãn áp hay tiểu đường.
Nên cẩn thận khi sử dụng các thuốc giống giao cảm ở bệnh nhân đang dùng digitalis.
Các thuốc giống giao cảm có thể làm kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, co giật và/hoặc trụy tim mạch đi kèm với hạ huyết áp.
Pseudoephedrine hydrochloride giống như các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương khác, có gây nghiện. Với liều cao, các đối tượng thường có cảm giác bay bổng, giảm ngon miệng và cảm giác gia tăng năng lực thể chất, khả năng tinh thần và cảnh giác thần kinh. Sử dụng tiếp tục các thuốc kích thích thần kinh trung ương khác sẽ gây lờn thuốc. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây trầm cảm.
Sử dụng cho trẻ em:
Chưa xác định được tính an toàn và hữu hiệu của thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Sử dụng cho người già :
Ở bệnh nhân trên 60 tuổi, các thuốc giống giao cảm có khả năng xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn, như gây lẫn lộn, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương và tử vong. Do đó, cần cẩn thận khi dùng chế phẩm có chứa chất này cho bệnh nhân lớn tuổi.
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng pseudoephedrine trong thai kỳ. Do đó chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
Do pseudoephedrine hydrochloride được tiết qua sữa, nên cân nhắc quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng các chế phẩm có chứa thành phần này.
Chống chỉ định với Pseudoephedrine
Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO.
Bệnh nhân glaucome góc hẹp.
Bí tiểu
Cao huyết áp nặng,
Bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.
Tương tác thuốc của Pseudoephedrine
Khi dùng thuốc giống giao cảm cho những bệnh nhân đang sử dụng IMAO, phản ứng tăng huyết áp, bao gồm cơn tăng huyết áp có thể xuất hiện. Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa, mecamylamine, reserpine và các alcaloide veratrum có thể bị giảm đi do các thuốc giống giao cảm. Các tác nhân ức chế b-adrenergic cũng có thể tương tác với các thuốc giống giao cảm. Sự gia tăng tác động pacemaker (điều nhịp) lạc chỗ khi pseudoephedrine dùng đồng thời với digitalis.
Các thuốc kháng acide làm gia tăng tốc độ hấp thu pseudoephedrine ; kaolin làm giảm tốc độ hấp thu pseudoephedrine.
In vitro, sự thêm pseudoephedrine vào huyết thanh chứa isoenzyme MB của tim hay creatine phosphokinase huyết thanh ức chế dần dần tác động của enzyme. Ức chế hoàn toàn sau 6 giờ.
Tác dụng phụ của Pseudoephedrine
Tác dụng phụ hiếm gặp: gồm lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khát nước, tim nhanh, viêm họng, viêm mũi, mụn nhọt, ngứa ngáy, nổi ban, mày đay, đau khớp, lú lẫn, khàn tiếng, tăng vận động, giảm cảm giác, giảm tình dục, dị cảm, rung rẩy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, đau mắt, đau tai, ù tai, bất thường vị giác, kích động, lãnh đạm, trầm cảm, sảng khoái, ác mộng, tăng cảm giác ngon miệng, thay đổi thói quen ở ruột, khó tiêu, ợ hơi, trĩ, lưỡi mất màu, đau lưỡi, nôn mửa, bất thường thoáng qua chức năng gan, mất nước, tăng cân, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau nửa đầu, co thắt phế quản, ho, khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, chảy mũi, kích ứng mũi, mất tiểu, khó tiểu gây đau, tiểu đêm, đa niệu, bí tiểu, suy nhược, đau lưng, co thắt chân, khó ở và chuột rút.
Quá liều khi dùng Pseudoephedrine
Khi có quá liều nên áp dụng điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay lập tức và duy trì các biện pháp này tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Với liều cao, tác dụng giống giao cảm có thể làm chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, khát nước, tim nhanh, đau trước tim, khó tiểu, yếu cơ và căng cơ, bồn chồn, cảm giác mệt mỏi và mất ngủ. Nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện chứng loạn tâm thần nhiễm độc với hoang tưởng và ảo giác. Một vài trường hợp bị loạn nhịp tim, trụy tim mạch, co giật, ngất và suy hô hấp.
Điều trị :
Nên gây nôn ngay cả khi bệnh nhân nôn một cách tự phát.
Nếu bệnh nhân không nôn trong vòng 15 phút, nên lặp lại liều lượng ipeca. Phải áp dụng những biện pháp thận trọng bảo vệ hô hấp đặc biệt đối với trẻ em. Sau khi gây nôn, có thể thử dùng than hoạt tính trộn sệt với nước để hấp phụ phần thuốc còn lại trong dạ dày.
Nếu gây nôn không thành công hay bị chống chỉ định, nên rửa dạ dày.Dung dịch nước muối sinh lý là dung dịch rửa được lựa chọn, đặc biệt trong trường hợp trẻ em. Ở người lớn có thể dùng nước máy ; tuy nhiên, lượng nước đưa vào nên được tháo ra càng nhiều càng tốt trước khi đưa thêm lượng nước kế tiếp. Thuốc tẩy muối đưa nước vào ruột và do đó có thể hữu hiệu trong việc hòa tan nhanh chóng các chất có trong ruột. Không biết được là thuốc có thẩm phân được hay không. Sau khi gây nôn, bệnh nhân nên được theo dõi về mặt y khoa cẩn thận.
Bảo quản Pseudoephedrine
Bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2-30 độ C. Tránh quá ẩm.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Triprolidine

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Triprolidine

Triprolidine là thuốc kháng histamine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng, sốt mùa hè và cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng bao gồm phát ban, chảy nước mắt, ngứa mắt/mũi/họng/da, ho, chảy nước mũi, hắt hơi.

Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn việc cơ thể tạo ra một loại chất (histamine) gây phản ứng dị ứng. Bằng việc ngăn chặn một chất tự nhiên khác do cơ thể tạo ra (acetylcholin), thuốc giúp làm khô một số chất dịch cơ thể và làm giảm các triệu chứng như chảy nước mắt và chảy nước mũi.

Sản phẩm phối hợp thuốc ho và cảm lạnh chưa được chứng minh an toàn hoặc có hiệu quả khi dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, bạn không sử dụng sản phẩm này để điều trị các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Một số thuốc (như viên nén/viên nang tác dụng kéo dài) không nên được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết về cách dùng thuốc an toàn.

Những sản phẩm này không chữa khỏi hoặc rút ngắn thời gian của chứng cảm lạnh thông thường và có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cẩn thận làm theo tất cả hướng dẫn dùng thuốc. Không sử dụng sản phẩm này để khiến trẻ buồn ngủ. Không dùng thuốc ho và cảm lạnh khác mà có thể chứa các thành phần tương tự hoặc giống thuốc này (xem thêm phần Tương tác thuốc). Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về những cách khác để làm giảm các triệu chứng ho và cảm lạnh (như uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc xịt mũi bằng nước muối sinh lý).

Cách dùng Triprolidine

Đối với thuốc Zymine®

Người lớn và trẻ em (12 tuổi trở lên): bạn uống 2,5 mg thuốc, cách mỗi 4-6 giờ (dùng tối đa 10 mg mỗi 24 giờ).

Đối với thuốc Zymine® XR (dạng phóng thích chậm)

Người lớn và trẻ em (12 tuổi trở lên): bạn uống 5 mg cách mỗi 12 giờ (dùng tối đa 10 mg mỗi 24 giờ).

Đối với thuốc Zymine®

Trẻ em từ 6-12 tuổi: bạn cho trẻ uống 1,25 mg cách mỗi 4-6 giờ (dùng tối đa 5 mg mỗi 24 giờ).

Trẻ em từ 4-6 tuổi: bạn cho trẻ uống 0,94 mg mỗi 4-6 giờ (dùng tối đa 3,75 mg mỗi 24 giờ).

Trẻ em từ 2-4 tuổi: bạn cho trẻ uống 0,625 mg mỗi 4-6 giờ (dùng tối đa 2,5 mg mỗi 24 giờ).

Trẻ em từ 4 tháng tuổi đến 2 tuổi: bạn cho trẻ uống 0,31 mg mỗi 4-6 giờ (dùng tối đa 1,25 mg mỗi 24 giờ).

Đối với thuốc Zymine® XR (dạng phóng thích kéo dài)

Trẻ em từ 6-12 tuổi: bạn cho trẻ uống 2,5 mg mỗi 12 giờ (dùng tối đa 5 mg mỗi 24 giờ).

Trẻ em từ 2-6 tuổi: bạn cho trẻ uống 1,25 mg mỗi 12 giờ (dùng tối đa 2,5 mg mỗi 24 giờ).

Thận trọng khi dùng Triprolidine

Một số tình trạng sức khỏe có thể tương tác với thuốc triprolidine. Bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào, đặc biệt là:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không theo toa, sản phẩm thảo dược, chất bổ sung trong chế độ ăn uống;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Nếu tim đập nhanh, chậm hoặc đập bất thường.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Triprolidine

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể tương tác với triprolidine. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là: sodium oxybate (GHB) vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ từ triprolidine.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nếu bạn có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi hoặc vấn đề hô hấp (như bệnh khí thủng, viêm phế quản mạn tính);
  • Bệnh tim, huyết áp cao;
  • Tiểu đường, bệnh mạch máu ở tim, đột quỵ;
  • Bệnh tăng nhãn áp;
  • Tắc nghẽn dạ dày hoặc tắc ruột, viêm loét;
  • Tắc nghẽn bàng quang, tiểu khó, phì tuyến tiền liệt;
  • Co giật hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
Tác dụng phụ của Triprolidine

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không mắc phải hoặc chỉ mắc tác dụng phụ không đáng kể. Kiểm tra với bác sĩ nếu bạn mắc phải những tác dụng phụ thường gặp nhất sau đây hoặc gây khó chịu cho bạn: chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, mũi hoặc cổ họng, dễ bị kích thích, căng thẳng hoặc lo âu, khó ngủ.

Bạn cầ gọi cấp cứu ngay nếu xảy ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Khó tiểu hoặc không thể tiểu;
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim bất thường;
  • Ảo giác;
  • Co giật;
  • Chóng mặt nặng, choáng váng, đau đầu, run rẩy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bảo quản Triprolidine

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.