Ausdant

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Betacarotene, Vitamin E, Selenium, acid ascorbic
Dạng bào chế
Viên nang mềm
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên, Chai 30 viên, 60 viên
Sản xuất
Công ty Liên Doanh Dược phẩm Mebiphar - Austrapharm - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-4503-07

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin E

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    D-alpha tocopheryl acetate
    Dược lực của Vitamin E
    Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol). 
    Chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
    Dược động học của Vitamin E
    - Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.
    - Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
    - Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này.
    - Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
    Tác dụng của Vitamin E
    Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
    Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
    Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
    Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.
    Chỉ định khi dùng Vitamin E
    Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E. 
    Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. 
    Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. 
    Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.
    Cách dùng Vitamin E
    1 viên (400 UI) /ngày.
    Thận trọng khi dùng Vitamin E
    Tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
    Chống chỉ định với Vitamin E
    Quá mẫn với thành phần thuốc.
    Tương tác thuốc của Vitamin E
    Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
    Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
    Tác dụng phụ của Vitamin E
    Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.
    Đề phòng khi dùng Vitamin E
    Tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
    Bảo quản Vitamin E
    Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Selenium

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Selenium
    Tác dụng của Selenium
    Selenium là một trong những khoáng chất mà cơ thể chúng ta không tự sinh sản ra được mà cần phải nhờ đến sự bổ sung vào cơ thể thông qua thức ăn hoặc chế phẩm bổ sung Selenium.
    Trong thực phẩm, selenium tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: selenomethionine trong thực vật và selenocysteine động vật. Khoảng 90% lượng selenium từ bữa ăn sẽ được hấp thụ.
    Tác dụng của selenium
    Chống oxy hóa:
    Vai trò quan trọng nhất của selenium là chống oxy hóa. Đặc biệt selenium dưới dạng selenocysteine liên kết chặt chẽ với enzyme glutathione peroxidase ở bốn vị trí hoạt động. Enzyme này đảm nhiệm vai trò chính yếu trong việc bảo vệ cơ thể chống các gốc tự do và tổn thương oxy hóa.
    Những hợp chất chống oxy hóa khác cũng bắt buộc có selenium là selenoprotein P và selenoprotein W. Cả ba chất chống oxy hóa cũng như những chất chống oxy hóa khác có tác dụng kìm hãm những phản ứng gây sưng viêm (inflammation) vốn là nguyên nhân hàng đầu vì sao chúng ta bị các bệnh tim mạch. Chúng cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị tổn thương bao gồm các phản ứng trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể vốn luôn tạo ra phân tử bức xạ.
    Selenium cũng là một chất đối kháng của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm và cadmium.
    Selenium giúp phục hồi lại vitamin C sau khi vitamin C bị oxy hóa (vì vitamin C là chất chống oxy hóa nên khi vào cơ thể sẽ có lúc bị oxy hóa). Cơ thể động vật không có khả năng tự tái tạo vitamin C như thực vật nên vitamin C chỉ có thể được nạp vào từ thực phẩm hoặc thuốc bổ. Vai trò của selenium giúp tái thiết lại vitamin C từ những mảnh giáp nhỏ sau những phản ứng oxy hóa giúp quá trình trao đổi chất có hiệu quả “kinh tế” hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn dùng vitamin C và selenium cùng lúc thì hiệu quả sẽ cao hơn (với người đang bệnh).
    Chỉ định khi dùng Selenium
    Chế phẩm bổ sung selenium được sử dụng chủ yếu trong hỗ trợ chống oxy hóa.
    Cách dùng Selenium
    Nên dùng khoảng 50 – 200mcg selenium mỗi ngày cho người trưởng thành. Liều cao (>1000mcg/ngày) có thể gây ngộ độc. Trẻ em nên dùng 3,3mcg/kg cân nặng.
    Tương tác thuốc của Selenium
    Một số dưỡng chất chống oxy hóa khác có tác dụng hiệp đồng với selenium trong việc làm tăng hoạt động glutathione peroxidase. Việc hấp thu selenium bị cản trở bởi các kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium,…), vitamin c liều cao (ảnh hưởng nhiều lên muối selenite natri hơn là lên các dạng selenium hữu cơ). Hấp thu selenium còn giảm khi nhập vào liều cao các muối khoáng khác, nhất là kẽm. Nhiều loại thuốc, đặc biệt là các thuốc hóa trị ung thư, làm tăng nhu cầu selenium.
    Tác dụng phụ của Selenium
    Tiêu chảy;
    Móng tay yếu;
    Hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi;
    Rụng tóc;
    Khó chịu;
    Ngứa da;
    Buồn nôn và ói mửa;
    Mệt mỏi bất thường và yếu.
    Quá liều khi dùng Selenium
    Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ selenium. Liều khoảng 900mcg/ngày kéo dài có thể gây ngộ độc selenium, bao gồm các dấu hiệu như: trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tính khí và cảm xúc không ổn định, buồn nôn, nôn, hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi, và một số trường hợp rụng lông tóc và hư móng. Ngộ độc selenium cấp tính do nguồn gốc thực phẩm hiếm khi xảy ra.