Kim miễn khang (Fumacell)

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
L-Carnitine fumarate 50mg, Thổ phục linh (Smilax), Hoàng bá(Cortex phellodendri, Nhàu (Morinda citrifolia), Nhũ Hương (Boswella), Bạchthược (Peony alba), Sói rừng (Sarcandae)
Sản xuất
Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - VIỆT NAM
Số đăng ký
4656/2009/ YT - CNTC
Chỉ định khi dùng Kim miễn khang (Fumacell)
ĐẶC TÍNH
Bệnh tự miễn là bệnh trong đó cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính nhưng cơ quan trong cơ thể. Bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch bị suy yếu, giảm tính đặc hiệu và mất khả năng phân biệt lạ quen. Có nhiều nguyên nhân gây ra tự miễn như: các độc tố trong môi trường, di truyền, virus, một số loại thuốc có thể gây bệnh tự miễn. Ngoài ra, stress, dinh dưỡng kém, thiếu vận động, thiếu ngủ, uống rượu và hút thuốc lá nhiều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch cũng góp phần gây các bệnh này.
Các bệnh tự miễn thường gặp là: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vẩy nến, xơ cứng bì rải rác, cường giáp do tự miễn, viêm mạch (vasculitis), viêm gan tự miễn, viêm khớp dạng thấp, tuyến thượng thận, bệnh bạch biến, thiếu máu ác tính, thiếu máu huyết tán do tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh tự miễn nhiều hơn, khoảng 79% các bệnh nhân tự miễn ở Hoa Kỳ là phụ nữ và thường gặp trong hoặc ngay sau giai đoạn dậy thì.
Kim Miễn Khang là sản phẩm phối hợp độc đáo gồm những thảo dược có tác dụng chống viêm mạnh (Nhũ hương, hoàng bá ), điều hòa miễn dịch (Sói rừng, nhàu ), tác dụng giải độc (Thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên L- carnitine fumarate. Công thức này đã được nghiên cứu, phát triển giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khác với các thuốc ức chế miễn dịch nguồn gốc hóa dược, các thảo dược trong Kim Miễn Khang được biết đến tác dụng điều hòa miễn dịch rất mạnh, ức chế rất đặc hiệu và chỉ tác động với các tế bào miễn dịch bất thường ( đây là những tế bào tấn công những mô còn khỏe mạnh của cơ thể )
L-Carnitine Fumarat : Là 1 acid amin có trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò giúp cơ thể đạt được cân bằng năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch... nên rất có hiệu quả đối với các trường hợp mệt mỏi, tình trạng suy mòn hay gặp ở các bệnh nhân ung thư sau hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu, giúp bệnh nhân có tâm trạng vui vẻ và có giấc ngủ tốt..
Thổ phục linh (Smilax glabra ): có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giải độc kim loại nặng và một số bệnh ung thư.
Hoàng bá ( Phellodendron amurense ) : Hoàng bá thu hút được sự quan tâm của giới dược học, do nó chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuấn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến;
Nhàu (Morinda citrifolia): Thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo Đào Văn Phan và Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn)
Nhũ Hương (Boswella): Thuốc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, đau phong tê thấp, té ngã chấn thương, trường ung. Ngoài ra thuốc có tác dụng tiêu phù sinh cơ trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng, có tác dụng tiêu độc.
Bạch thược (Peony albiflora): Có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát tiêu viêm. Các nghiên cứu dược lý cho thấy Bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, kháng cholin. (Nguồn:Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam (tập I)
Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai), có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói được dùng chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn.
CÔNG DỤNG
- Tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hoà hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh tự miễn và viêm mạn tính như: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vẩy nến, xơ cứng bì rải rác, cường giáp do tự miễn, viêm mạch (vasculitis), viêm gan tự miễn, viêm khớp dạng thấp, viêm, tuyến thượng thận, bệnh bạch biến, thiếu máu ác tính, thiếu máu huyết tán do tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Cách dùng Kim miễn khang (Fumacell)
4-5 viên x 02 lần hàng ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.
Nên dùng liên tục một đợt từ 03 đến 06 tháng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần L-Carnitine

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
L-carnitine
Dược lực của L-carnitine
L-Carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể. Nó còn được gọi là vitamin BT.
L-Carnitine giúp vận chuyển các acid béo vào trong nhà máy năng lượng của tế bào.Chỉ tại nơi đây, các acid béo mới được chuyển hóa và tạo ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động. L-Carnitine rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Nếu không có L-Carnitine, các acid béo không thể đến được nơi sản xuất năng lượng, khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, còn chất béo thì trở nên thừa và tích tụ lại.
Dược động học của L-carnitine
L-Carnitine đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể đối với việc:
Tạo ra năng lượng từ chất béo (chuyển hóa chất béo)
Bảo đảm sức bền cho não và cơ thể
Cung cấp năng lượng cho tim và các tế bào miễn dịch.
L-Carnitine hiện diện tự nhiên trong cơ thể, với tổng cộng khoảng 20-25 gram. Các cơ quan và tế bào đòi hỏi năng lượng cao như não bộ, dây thần kinh, tim, cơ, tế bào miễn dịch, tinh dịch chứa lượng L-Carnitine cao nhất và các cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng của chúng nếu không được cung cấp đầy đủ L-Carnitine.
Cơ thể chúng ta chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ L-Carnitine, nếu có đầy đủ các tiền chất (gồm hai loại acid amin thiết yếu là lysine và methionine và các đồng tố là vitamins C, B3, B6 và chất sắt). Việc cung cấp không đầy đủ bất kỳ một thành phần nào trong các chất dinh dưỡng này sẽ hạn chế khả năng tạo ra L-Carnitine cho cơ thể.
Một phần L-Carnitine có sẵn trong thức ăn của chúng ta. Các loại thịt đỏ (thí dụ: thịt cừu, thịt nai và thịt bò) đặc biệt chứa nhiều L-Carnitine. Cá, thịt gia cầm, sữa và sữa mẹ chứa một lượng ít hơn, trong khi các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa rất ít L-Carnitine. Trung bình mỗi ngày chúng ta cần tiêu thụ khoảng 100-300 mg L-Carnitine từ thức ăn
Chỉ định khi dùng L-carnitine
L-carnitine được sử dụng để tăng nồng độ L-carnitine ở những người có mức độ L-carnitine tự nhiên quá thấp vì chúng có rối loạn di truyền, đang dùng một số loại thuốc (axit valproic để co giật ), hoặc vì họ đang trải qua một thủ thuật y tế (chạy thận nhân tạo cho bệnh thận) sử dụng hết L-carnitine của cơ thể. 
Nó cũng được sử dụng như là chất bổ sung thay thế cho những người ăn chay, người ăn kiêng nghiêm ngặt và trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thiếu tháng.Việc bổ sung L-Carnitine giúp duy trì sức khỏe trí não và cơ thể trong giai đoạn bị căng thẳng, stress và tối ưu chất lượng cuộc sống. Nhờ vào tầm quan trọng về chức năng cơ bản của L-Carnitine trong chuyển hóa năng lượng, việc bổ sung đầy đủ L-Carnitine sẽ rất có lợi trong các trường hợp:Người hoạt động trí não căng thẳng, người bị stress và mệt mỏiNhững người thừa cân, béo phì và cần kiểm soát trọng lượng cơ thểCác vận động viên đòi hỏi vận động nhiềuPhụ nữ  có thai và cho con búNgười lớn tuổi, cần tăng cường chuyển hóa sinh năng lượngNgười ăn kiêng và những người rất ít ăn thịtNgười muốn duy trì và tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thổ phục linh

Tác dụng của Thổ phục linh

Thổ phục linh được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, bệnh phong, bệnh vẩy nến và các bệnh khác.

Thổ phục linh có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Các chất trong thổ phục linh có thể giúp làm giảm đau khớp và ngứa, giảm vi khuẩn. Các chất khác có thể chống lại đau đớn và sưng (viêm), bảo vệ gan chống lại độc tố. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng Thổ phục linh

Liều dùng của thổ phục linh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Thổ phục linh thường được bào chế ở dạng rễ củ được sấy khô và ngâm rượu.

Tác dụng phụ của Thổ phục linh

Thổ phục linh an toàn khi dùng với lượng trong dược phẩm, gây tác dụng phụ kích thích dạ dày khi sử dụng lượng lớn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhũ Hương

Tác dụng của Nhũ hương

Nhũ hương đã được sử dụng từ lâu đời cho bệnh viêm khớp và các loại bệnh viêm khác. Nhũ hương còn được gọi là olibanum, đó là nhựa của một số loại cây nhũ hương.

Nhũ hương được sử dụng khá phổ biến để chữa bệnh giang mai, hen suyễn và ung thư. Các ứng dụng khác của loại thuốc này bao gồm trị viêm loét đại tràng, đau bụng, sốt theo mùa, đau họng, giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nhũ hương cũng được sử dụng như một chất kích thích, làm tăng lưu lượng nước tiểu và để kích thích kinh nguyệt.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy nhũ hương có các loại axit cần thiết cho việc chống lại vi khuẩn, virus là monoterpenes, diterpenes, triterpenes, axit tetracyclic triterpenic và axit pentacyclic triterpenic.

Cách dùng Nhũ hương

Bạn có thể dùng chiết xuất nhũ hương để chữa viêm khớp và loét đại tràng. Tùy theo nhãn thuốc mà bạn sử dụng, tỷ lệ thuốc sẽ khác nhau. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Liều dùng của nhũ hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nhũ hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên;
  • Thuốc nang;
  • Chiết xuất;
  • Kem bôi ngoài da;
  • Nhựa cây.
Tác dụng phụ của Nhũ hương

Nhũ hương có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng bằng đường uống nếu dùng thuốc ít hơn sáu tháng.

Nhũ hương bôi ngoài da được cho là an toàn nếu không dùng quá 30 ngày. Thuốc thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người có thể đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy. Khi bôi lên da, nó có thể gây dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng có thể xảy ra.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.