Povidone 10%

Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
Povidone Iodine, glycerol, Citric acid, diNatri hydrophosphate
Dạng bào chế
Dung dịch
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 100ml dung dịch
Hàm lượng
100ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNS-0244-02
Chỉ định khi dùng Povidone 10%
Để diệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc.Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ.Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật.Đề phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách, vết mài mòn.Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, vi rút, đơn bào, nấm ở da, chốc lở.Giúp vệ sinh cá nhân hàng ngày.Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh hoặc trước khi mổ.
Cách dùng Povidone 10%
Dùng ngoài da, pha loãng khi rửa vết thương
Chống chỉ định với Povidone 10%
Quá mẫn với iode, trẻ sơ sinh, Phụ nữ 6 tháng cuối thai kỳ & cho con bú.
Tương tác thuốc của Povidone 10%
- Tránh dùng cùng lúc nhiều loại dung dịch sát trùng.
- Không dùng với xà phòng, dung dịch hoặc thuốc mỡ có chứa thủy ngân.
Tác dụng phụ của Povidone 10%
Tăng iode quá mức có thể ảnh hưởng tuyến giáp, gây kích thích da.
Bảo quản Povidone 10%
Để thuốc nơi khô, thoáng, tránh ánh sáng

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Povidone Iodine

Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
Mỗi 20 ml dung dịch chứa: Iod (dưới dạng Povidon iod) 0,2g
Dược lực của Povidone iodine
Povidon iod là thuốc sát khuẩn.
Dược động học của Povidone iodine
Iod thấm được qua da và thải qua nước tiểu. Hấp thu toàn thân phụ thuộc vào vùng và tình trạng sử dụng thuốc (diện rộng, da, niêm mạc, vết thương, các khoang trong cơ thể). Khi dùng làm dung dịch rửa các khoang trong cơ thể, toàn bộ phức hợp cao phân tử povidon – iod cũng có thể được cơ thể hấp thu. Phức hợp này không chuyển hoá hoặc đào thải qua thận. Thuốc được hệ thống liên võng nội mô lọc giữ.
Tác dụng của Povidone iodine
Povidon iod (PVD – I) là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon (povidon), chứa 9 – 12%, dễ tan trong nước và trong cồn, dung dịch chứa 0,85 – 1,2% iod có pH 3,0 – 5,5. Povidon được dùng làm chất mang iod. Dung dịch povidon – iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử. Vì vậy tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít độc hơn, vì lượng iod tự do thấp hơn, dưới 1 phần triệu trong dung dịch 10%.
Chỉ định khi dùng Povidone iodine
Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.
Cách dùng Povidone iodine
Povidon – iod là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, khô nhanh, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng tuỳ thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn, vào dạng thuốc và nồng độ.
Thận trọng khi dùng Povidone iodine
Cần thận trọng khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người bệnh có tiền sử su thận, đối với người bệnh đang điều trị bằng lithi.
Tránh dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú vì iod qua được hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Chống chỉ định với Povidone iodine
Tiền sử quá mẫn với iod. Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto), thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.
Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.
Khoang bị tổn thương nặng.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
Tương tác thuốc của Povidone iodine
Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein.
Xà phòng không làm mất tác dụng.
Tương tác với các hợp chất thuỷ ngân: gây ăn da.
Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.
Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
Tác dụng phụ của Povidone iodine
Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dầu thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
- Thường gặp: Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng à bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
Đôí với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
- Ít gặp:
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyết, viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Quá liều khi dùng Povidone iodine
Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn, như vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, mắt bị kích ứng, sưng, đau dạ dày, ỉa chảy, khó thở phù phổi… Có thể có nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương thận.
Trong trường hợp uống nhầm một lượng lớn povidon – iod, phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chú ý đặc biệt đến cân bằng điện giải, chức năng thận và tuyến giáp.
Bảo quản Povidone iodine
Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần glycerol

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Glycerol
Dược lực của Glycerol
Glycerol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu.
Dược động học của Glycerol
- Hấp thu: Khi uống, glycerol dễ dàng hấp thu ở ống tiêu hoá và được chuyển hoá nhiều. Dùng đường trực tràng hấp thu kém.
- Chuyển hoá: Glycerol chuyển hoá chủ yếu ở gan, 20% chuyển hoá ở thận. Chỉ có một phần nhỏ thuốc không chuyển hoá.
- Thải trừ: thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng của Glycerol

Glycerol là dược phẩm được dùng để giảm cân, cải thiện hoạt động tập thể dục, giúp cơ thể bù lượng nước bị mất trong suốt thời gian bị tiêu chảy và nôn mửa cũng như làm giảm áp lực bên trong mắt ở những người bị tăng nhãn áp. Đây còn là loại dược phẩm được dùng như thuốc nhuận trường, thuốc xổ.

Ngoài ra, glycerol còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định khi dùng Glycerol
Ngăn ngừa & giảm hiện tượng mỏi mắt, khô mắt, căng thẳng khi sử dụng máy tính, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử.
Cách dùng Glycerol

Để nhuận trường: bạn cho người bệnh dùng 2-3g thuốc ở dạng viên hoặc 5-15ml dung dịch thuốc.

Liều dùng chưa được xác định ở bệnh nhân nhi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Thận trọng khi dùng Glycerol

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý khác.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Glycerol
Quá mẫn với glycerol.
Phù phổi, mất nước nghiêm trọng.
Khi gây tê hoặc gây mê vì có thể gây nôn.
Tương tác thuốc của Glycerol

Thuốc glycerol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Glycerol

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc như: khi dùng để uống, glycerol có thể gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, khát nước và tiêu chảy. Ngoài ra, glycerol có thể không an toàn khi tiêm tĩnh mạch vì các tế bào hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Glycerol
Quá liều có thể gay ỉa chảy nặng, nôn, loạn nhịp tim, kích ứng trực tràng, đau rát trực tràng vàco rút, tăng đường huyết.
Trường hợp quá liều mạnh phải ngừng thuốc và đưa người bệnh vào bệnh viện.
Bảo quản Glycerol

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.