Grow-Lex-DHA

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Docosahexaenoic Acid (DHA), Lysine Hydrochloride, Vitamin A Acetate, Vitamin D 3, Vitamin E Acetate, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B3, D-Panthenol, Vitamin C
Dạng bào chế
Siro
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 60 ml
Sản xuất
Nova Laboratories SDN.BHD - MA LAI XI A
Đăng ký
Shitek Micro Algae SDN BHD - MA LAI XI A
Số đăng ký
VN-7842-09

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lysine

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Tác dụng của Lysine

    Lysine được nghiên cứu để phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm trùng herpes và đau do cảm lạnh. Thuốc cũng làm tăng sự hấp thu canxi ở ruột và bài tiết qua thận, nên có thể hữu ích trong điều trị chứng loãng xương.

    Trước đây đã từng có một số nghiên cứu về tính hiệu quả đối với việc làm gia tăng khối cơ bắp, làm giảm hàm lượng glucose và cải thiện chứng lo âu. Các báo cáo y khoa đã chỉ ra rằng lysine có thể cải thiện chứng đau họng. Lysine acetylsalicylate được sử dụng để điều trị đau nhức và để giải độc cơ thể sau khi dùng heroin hoặc để điều trị chứng đau nửa đầu và các chứng đau nhức khác. Tuy nhiên, việc thử nghiệm y khoa đối với những chứng bệnh này vẫn còn giới hạn.

    Bạn dùng thuốc này bằng đường uống theo như chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ thông tin nào của thuốc, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh lý của bạn vẫn tiếp diễn hoặc trở nặng hơn hoặc nếu bạn gặp phải các triệu chứng mới. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe đang có vấn đề nghiêm trọng, hãy đi cấp cứu ngay.

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Cách dùng Lysine

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị và phòng ngừa herpes simplex:

    Để điều trị các triệu chứng, bạn dùng liều 3000-9000 mg một ngày, chia thành các liều.

    Để ngăn ngừa tái phát, bạn dùng liều 500-1500 mg một ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bổ sung dinh dưỡng:

    Bạn dùng 500-1000 mg một ngày.

    Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

    Lysine có dạng và hàm lượng sau: viên nang mềm, dùng uống: 500 mg; 1000 mg.

    Thận trọng khi dùng Lysine

    Trước khi dùng loại thuốc này, thông báo với bác sĩ nếu bạn:

    • Có hàm lượng lysine quá cao trong máu hoặc nước tiểu;
    • Suy thận và gan;
    • Bị dị ứng với lysine.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Tương tác thuốc của Lysine

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Việc sử dụng thuốc bổ sung canxi kèm chung với lysine có thể dẫn đến sự hấp thụ canxi nhiều hơn và làm giảm sự bài tiết canxi. Độc tính của aminoglycoside có thể tăng lên ở những bệnh nhân đang dùng thuốc bổ sung lysine.

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Bệnh tim mạch;
    • Nồng độ cholesterol tăng cao.
    Tác dụng phụ của Lysine

    Lysine có thể an toàn cho hầu hết các bệnh nhân khi dùng bằng đường uống với liều lượng được chỉ định trong vòng một năm hoặc khi dùng trên da trong thời gian ngắn. Lysine có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày và tiêu chảy.

    Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Lysine

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

     


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin D

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Tác dụng của Vitamin D

    Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:

    • Điều trị hạ phosphate huyết và hội chứng Fanconi;
    • Điều trị hạ canxi ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp và giả suy cận giáp;
    • Điều trị bệnh vảy nến;
    • Điều trị nhuyễn xương;
    • Điều trị loãng xương;
    • Phòng ngừa và điều trị còi xương;
    • Điều trị loạn dưỡng xương do thận;
    • Ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch và ung thư.

    Bạn nên dùng vitamin D theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng thuốc dạng viên. Không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo của vitamin D. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng vitamin D.

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    vitamin D có trong thực phẩm nào

    Vitamin D có trong những thực phẩm sau:

    • Nấm
    • Sữa tươi nguyên kem
    • Dầu gan cá tuyết
    • Đậu phụ
    • Pho mát
    • Trứng
    • Sữa đậu nành
    • Hàu
    • Yến mạch
    • Trứng

     

    Cách dùng Vitamin D

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương do thuốc chống động kinh:

    Bạn dùng 2000 IU vitamin D2 và dùng 390 mg canxi lactate uống hàng ngày trong ba tháng.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tự miễn:

    Bạn dùng 0,25-2 mcg alfacalcidol uống 1-2 lần mỗi ngày và dùng 0,5 mcg 1-alfa-OH D3 uống hàng ngày cho đến 12 tháng.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tim:

    • Bạn dùng 200-2000 IU hoặc 10-25 mcg vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày trong 1,4-84 tháng, kèm hoặc không kèm với canxi;
    • Bạn dùng 100000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống 3 lần mỗi năm đến 3 năm;
    • Bạn dùng 300000 IU vitamin D2 tiêm;
    • Liều thuốc dạng uống tiếp theo bao gồm: 1 g vitamin D2, 800 IU vitamin D3, kèm với 1 g canxi hàng ngày trong 12 tháng.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ canxi do tuyến cận giáp hoạt động quá mức:

    Bạn dùng 0,5-1 mcg calcitriol, 0,5 g vitamin D và 400 IU vitamin D uống 1-2 lần mỗi ngày với 0,5-1,5 g canxi cacbonat.

    Liều dùng thông thường cho người lớn có nồng độ cholesterol cao:

    Bạn dùng 300-3332 IU hoặc 7,5-1250 mcg cholecalciferol, calcitriol, ergocalciferol và alpha-calcidioltaken uống hàng ngày từ 42 ngày đến 3 năm.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng huyết áp:

    Bạn dùng 400-8571 IU vitamin D uống mỗi ngày (kèm hoặc không kèm canxi).

    Liều dùng thông thường cho người lớn hạ canxi máu:

    Bạn dùng 0,25 mcg calcitriol uống mỗi ngày. Liều tối đa có thể là 0,25 mcg mỗi ngày trong khoảng 4-8 tuần.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị giảm hoạt động của tuyến cận giáp:

    Bạn dùng liều khởi đầu 0,75-2,5 mg dihydrotachysterol hàng ngày trong vài ngày. Liều duy trì là 0,2-1 mg, uống hàng ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương:

    Bạn dùng 100-200000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày hoặc mỗi hai tháng trong sáu tháng, đôi khi dùng kèm với 800-1500 mg canxi.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh vảy nến:

    Bạn thoa calcipotriene (Dovonex®) lên da 2 lần mỗi ngày. Các chất tương tự như vitamin D được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với corticoid bôi lên da trong 3-52 tuần. Bạn dùng một liều 50 mg/g calcipotriene, 4 mg/g tacalcitol và 3 mg/g calcitriol được thoa lên da 1-2 lần mỗi ngày trong 4-12 tuần.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em đối với chức năng miễn dịch:

    Bạn dùng 2000 IU vitamin D cho trẻ uống mỗi ngày trong suốt năm tuổi đầu tiên.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnhloãng xương:

    Bạn dùng 0,25 mcg calcitriol cho trẻ uống kết hợp với 500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày trong chín tháng.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnhcòi xương:

    Bạn dùng 125-250 mcg (5000-10000 IU) vitamin D cho trẻ uống hàng ngày trong 2-3 tháng.

    Thuốc vitamin D có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nén: 1000 IU, 25 mcg, 400 IU;
    • Viên nang: 400 IU, 1000 IU, 2000 IU.
    Thận trọng khi dùng Vitamin D

    Trước khi dùng vitamin D, bạn nên:

    • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin D hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Tương tác thuốc của Vitamin D

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

    • Thuốc trị tiểu đường dùng đường uống hoặc insulin;
    • Thuốc trị bệnh huyết áp;
    • Thuốc chuyển hóa qua enzyme cytochrome p450 của gan;
    • Acitretin, các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch;
    • Thuốc gắn với mật;
    • Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các cơn co giật;
    • Thuốc được sử dụng để thúc đẩy đi tiểu;
    • Thuốc trị các rối loạn tim;
    • Thuốc trị nhiễm retrovirus (HIV);
    • Một số thuốc bao gồm: nhôm, thuốc kháng axit, antiandrogen, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc chống viêm, thuốc ngừa thai, bisphosphonate, calcipotriene, muối canxi, glycosid tim, thuốc làm hạ cholesterol, cimetidine, cinacalcet, corticosteroid, cyclosporine, diltiazem, exemestane, thuốc tan trong chất béo, heparin, nội tiết tố, insulin, interferon, ketoconazole, thuốc nhuận tràng, thuốc trị bệnh phổi, dầu khoáng, opioid, orlistat, thuốc trị loãng xương, thuốc giảm đau, rifampin, sevelamer, kem chống nắng, chất đối kháng hormon tuyến giáp, vắc xin và thuốc chủ vận thụ thể vitamin D.

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Tiểu đường;
    • Bệnh huyết áp;
    • Các bệnh về tim;
    • Nhiễm trùng.
    Tác dụng phụ của Vitamin D

    Dùng vitamin D thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng vitamin D trong một thời gian dài hoặc dùng quá liều vitamin D có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

    • Tăng huyết áp;
    • Sốt cao;
    • Nhịp tim không đều;
    • Đau bụng (dữ dội);
    • Đau xương;
    • Táo bón;
    • Tiêu chảy;
    • Buồn ngủ;
    • Khô miệng;
    • Đau đầu;
    • Khát nước;
    • Tăng số lần đi tiểu đặc biệt là vào ban đêm, hoặc tăng lượng nước tiểu;
    • Ngứa da;
    • Chán ăn;
    • Miệng có vị kim loại;
    • Đau cơ;
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa (đặc biệt là ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên);
    • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.

    Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Vitamin D

    Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

     


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B1

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Thiamin nitrat 10mg
    Dược động học của Vitamin B1
    - Hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng.
    - Thải trừ: qua nước tiểu.
    Tác dụng của Vitamin B1
    Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat.
    Lượng thiamin ăn vào hàng ngày cần 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Ðiều này có ý nghĩa thực tiễn trong nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch và ở người bệnh có nguồn năng lượng calo lấy chủ yếu từ dextrose (glucose).
    Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha - cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin.
    Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
    Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim được biểu hiện bằng những thay đổi ÐTÐ (chủ yếu sóng R thấp, sóng T đảo ngược và kéo dài đoạn Q - T) và bằng suy tim có cung lượng tim cao. Sự suy tim như vậy được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất.
    Thiếu hụt thiamin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
    Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này.
    Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ: Tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
    Do giảm hấp thu: Ỉa chảy kéo dài, người cao tuổi.
    Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo.
    Chỉ định khi dùng Vitamin B1
    Ðiều trị và phòng bệnh thiếu thiamin. 
    Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beriberi, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.
    Cách dùng Vitamin B1
    Cách dùng: Thiamin thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.
    Liều dùng:
    Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 - 3 lần, uống hàng ngày.
    Nặng: liều có thể tới 300 mg, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày.
    Hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 - 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày: 50 - 100 mg/ngày, tiêm bắp. Ðợt điều trị: 15 - 20 lần tiêm.
    Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: 40 mg/ngày, uống.
    Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 - 10 mg, uống hàng ngày. Nếu nôn nhiều: tiêm bắp
    Beriberi trẻ em:
    Thể nhẹ: Uống 10 mg mỗi ngày.
    Suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg.
    Thường các triệu chứng đỡ nhanh.
    Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.
    Thận trọng khi dùng Vitamin B1
    Thời kỳ mang thai
    Không có nguy cơ nào được biết.
    Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamin do rượu gây ra.
    Thời kỳ cho con bú
    Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được.
    Khẩu phần thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamin. Chỉ cần bổ sung thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.
    Chống chỉ định với Vitamin B1
    Quá mẫn cảm với thiamin và các thành phần khác của chế phẩm.
    Tương tác thuốc của Vitamin B1
    Vitamin B1 có thể trộn trong dung dịch tiêm cùng với vitamin B6, và vitamin B12, hoặc phối hợp trong viên nén, viên bao đường với các vitamin khác và các muối khoáng.
    Tác dụng phụ của Vitamin B1
    Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.
    Sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm, và chỉ tiêm thiamin đơn độc; nếu dùng phối hợp với các vitamin B khác thì phản ứng không xảy ra. Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng.
    Hiếm gặp, ADR > 1/1000
    Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
    Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
    Da: Ban da, ngứa, mày đay.
    Hô hấp: Khó thở.
    Phản ứng khác: Kích thích tại chỗ tiêm.
    Bảo quản Vitamin B1
    Chống nóng và ánh sáng trực tiếp. Ðể ở nhiệt độ trong phòng, nơi khô mát.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B2

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Riboflavin
    Dược lực của Vitamin B2
    Riboflavin thuốc nhóm vitamin nhóm B (vitamin B2).
    Dược động học của Vitamin B2
    Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.
    Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
    Tác dụng của Vitamin B2
    Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
    Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sễ dần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
    Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như bệnh pellagra.
    Thiếu riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo glutathion reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ ăn uống hợp lý.
    Thiếu riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt riboflavin.
    Chỉ định khi dùng Vitamin B2
    Phòng và điều trị thiếu riboflavin.
    Cách dùng Vitamin B2
    Dạng uống điều trị thiếu riboflavin: trẻ em 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
    Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
    Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau:
    Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mg
    6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5 mg
    1 đến 3 tuổi: 0,8 mg
    4 đến 6 tuổi: 1,1 mg
    7 đến 10 tuổi: 1,2 mg
    11 đến 14 tuổi: 1,5 mg
    15 đến 18 tuổi: 1,8 mg
    19 đến 50 tuổi: 1,7 mg
    Từ 51 trở lên: 1,2 mg
    Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch, thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truền một lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịhc truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.
    Thận trọng khi dùng Vitamin B2
    Sự thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
    Chống chỉ định với Vitamin B2
    Quá mẫn với riboflavin.
    Tương tác thuốc của Vitamin B2
    Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
    Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
    Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
    Tác dụng phụ của Vitamin B2
    Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
    Bảo quản Vitamin B2
    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng khô không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng lan toả. nhưng dạng dung dịch thì bị ánh sáng làm hỏng rất nhanh.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B6

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Pyridoxine hydrochloride
    Dược lực của Vitamin B6
    Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm B.
    Dược động học của Vitamin B6
    Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hoá. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.
    Tác dụng của Vitamin B6
    Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gama - aminobutyric tham gia tổng hợp hemoglobin.
    Hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6 ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hoá bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên. Với người bệnh điều trị bằng isoniazid hoặc phụ nữ uống thuốc tránh thai, nhu cầu vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường.
    Nhiều thuốc tác dụng như các chất đối kháng pyridoxin: isoniazid, cycloserin, penicilamin, hydralazin và các chất có nhóm carbonyl khác có thể kết hợp với vitamin B6 và ức chế chức năng coenzym của vitamin này. Pyridoxin được dùng để điều trị co giật và hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid. Những triệu chứng này được xem là do giảm nồng độ GABA trong hệ thần kinh trung ương, có lẽ do isoniazid ức chế hoạt động của pyridoxal - 5 - phosphat trong não. Pyridoxin cũng được dùng làm thuốc hỗ trợ cho các biện pháp khác trong việc điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra nhằm trị các tác dụng trên thần kinh (như co giật hôn mê) của chất methylhydrazin, được thuỷ phân từ độc tố gyrometrin có trong các nấm này.
    Chỉ định khi dùng Vitamin B6
    Phòng và điều trị thiếu hụt vitamin B6: khi thiếu hụt do dinh dưỡng, ít gặp trường hợp thiếu đơn độc một vitamin nhóm B, vì vậy bổ sung vitmain dưới dạng hỗ hợp có hiệu quả hơn dùng đơn lẻ. Tốt nhất vẫn là cải thiện chế độ ăn.
    Thiếu hụt pyridoxxin có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi. Nhu cầu cơ thể tăng và việc bổ sung vitamin B6, có thể cần thiết trong các trường hợp sau đây: nghiện rượu, bỏng, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (như ỉa chảy, viêm ruột), kém hấp thu liên quan đến bệnh gan - mật.
    Người mang thai có nhu cầu tăng về mọi mặt vitamin. Nên bổ sung bằng chế độ ăn. Một số trường hợp dùng thêm hỗn hợp các vitamin và muối khoáng như người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma tuý).
    Dùng với lượng quá thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể có hịa cho mẹ và thai nhi, cần phải tránh.
    Cách dùng Vitamin B6
    Uống liều 2 mg hàng ngày coi là đủ để bổ sung dinh dưỡng cho người có hấp thu tiêu hoá bình thường.
    Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên bổ sung từ 2 - 10 mg mỗi ngày.
    Để điều trị thiếu hụt pyridoxin ở người lớn, liều uống thường dùng là 2,5 - 10 mg pyridoxin hydroclorid. Sau khi không còn triệu chứng lâm sàng về thiếu hụt, nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần, chế phẩm polyvitamin có chứa 2 - 5 mg vitamin B6.
    Để điều trị thiếu hụt do thuốc gây nên, liều vitamin B6 uống thường dùng là 100 - 200 mg/ngày, trong 3 tuần, sau đó dùng liều dự phòng 25 - 100 mg/ngày. Với phụ nữ uống thuốc tránh thai, liều vitamin B6 thường dùng là 25 - 30 mg/ngày.
    Để điều trị co giật ở trẻ nhỏ lệ thuộc pyridoxin, nên dùng liều 10 - 100 mg tiêm tĩnh mạch. Co giật thường ngừng sau khi tiêm 2 - 3 phút. Trẻ nhỏ co giật có đáp ứng với pyridoxin thườngphải uống pyridoxin suốt đời với liều 2 - 100 mg/ngày.
    Để điều trị chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, liều uống pyridoxin thường dùng là 200 - 600 mg/ngày. Nếu sau 1 - 2 tháng điều trị, bệnh không chuyển phải xem xét cách điều trị khác. Nếu có đáp ứng, có thể giảm liều pyridoxin xuống còn 30 - 50 mg/ngày. Có thể phải điều trị bằng vitamin này suốt đời để ngăn ngừa thiếu máu ở những người bệnh này.
    Để phòng thiếu máu hoặc viêm dây thần kinh do thiếu hụt pyridoxin ở người bệnh dùng isoniazid hoặc penicilamin, nên uống vitamin B6 hàng ngày với liều 10 - 50 mg. Để phòng co giật ở người bệnh dùng cycloserin, uống pyridoxin với liều 100 - 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
    Để điều trị co giật hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid cấp, dùng 1 liều pyridoxin bằng với lượng isoniazid đã uống, kèm với thuốc chống co giật káhc. Thường tiêm tĩnh mạch 1 - 4 g pyridoxin hydrochlorid sau đó tiêm bắp 1 g, cứ 30 phút một lần cho tới hết liều.
    Để điều trị quá liều cycloserin, dùng 300 mg pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg, một phần ba tiêm bắp, phần còn lại tiêm truyền tĩnh mạch trong 3 giờ.
    Để điều trị các tác dụng thần kinh do ăn phải nấm thuộc chi Gyromitra, tiêm truyền tĩnh mạch pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg trong vòng 15 - 30 phút và lặp lại nếu cần thiết. Tổng liều tối đa mỗi ngày có thể tới 15 - 20 g. Nếu diazepam được dùng phối hợp thì với liều pyridoxin thấp hơn cũng có thể có tác dụng.
    Thận trọng khi dùng Vitamin B6
    Sau thời gian dài dùng pyridoxxin với liều 200 mg/ngày có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin.
    Phụ nữ thời kỳ mang thai: liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi, nhưng với liều cao có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.
    Thời kỳ cho con bú: không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngày. Đã dùgn pyridoxin liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) để làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.
    Chống chỉ định với Vitamin B6
    Quá mẫn với pyridoxin.
    Tương tác thuốc của Vitamin B6
    Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid.
    Liều dùng 200 mg/ngày có thể gaya giảm 40 - 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.
    Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
    Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
    Tác dụng phụ của Vitamin B6
    Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.
    Hiếm gặp: buồn nôn và nôn.
    Bảo quản Vitamin B6
    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B3

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Vitamin B3
    Tác dụng của Vitamin B3
    Vitamin B3 có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta, nó tham gia trực tiếp vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người con người, đặc biệt là quy trình tạo ra năng lượng cho con chúng ta để có thể sinh hoạt.
    Vitamin B3 là một loại thuốc ổn định nhất cần được đáp ứng cho mỗi cơ thể con người, có tên gọi khác là Nicotinic acid. Đó là loại vitamin có thể tan được trong nước và alcohol. Vitamin B3 luôn luôn bền vững với ôxy hóa, môi trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Loại Vitamin B3 này có rất nhiều ở gan và trong tất cả các tổ chức khác, nó có cả trong thực vật lẫn động vật.
    Điều đặc biệt loại Vitamin B3 này rất có ích cho quá trình sản xuất các loại hooc môn, chẳng hạn như các loại hoocmon sinh dục các phái nam ( cánh mày râu) và nữ, ngoài ra loại Vitamin B3 này còn có khả năng ngăn chặn được biến dạng của AND tạo ra. Từ đó, có thể giúp chúng ta phòng ngừa được các chứng bệnh về ung thư….
    Một điều cần nói đến là Vitamin B3 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của chúng ta chống lại những độc tố ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hồi.
    Trong nhóm Vitamin thì Vitamin B3 là một loại vitamin rất độc đáo. Vì nó có thể sản sinh ra được. Các loại thực phẩm cung cấp chính Vitamin B3 cho cơ thể của chúng ta hoàn toàn tự nhiên có trong: Cá ngừ, Cá hồi, Thịt và các rau xanh đã được nấu…
    Nếu bạn đang gặp một trong số triệu chứng sau thì chắc rằng bạn đang bị thiếu hụt Vitamin B3 ( niacin) một cách trầm trọng :
    – Người hay bị căng thẳng, mệt mỏi.
    – Cơ thể bị suy nhược, đau đầu.
    – Hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
    – Cơ thể suy yếu và có dấu hiệu biếng ăn.
    – Da bị viêm khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời bị đỏ sẫm, bóc vảy.
    – Rối loạn tâm thần: Cơ thể hay bị mê sảng, ảo giác, có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.
    Chỉ định khi dùng Vitamin B3
    Vitamin B3 (Niacin) được dùng để hỗ trợ và điều trị các bệnh sau đây:
    – Phòng ngừa và điều trị người có Cholesterol cao, bệnh nhân bị nứt da, mất trí nhớ, và trầm cảm.
    – Động mạch bị tắc, các bệnh về tim , võng mạc bị yếu, hoa mắt (bệnh về mắt).
    – Bệnh Alzheimer (suy giảm tinh thần).
    – Người bị rối loạn các chức năng, hay bị nhức đầu, dùng cho đối tượng bi viêm gan C.
    – Mức độ phốt pho trong máu cao, người hay bị đau, viêm xương khớp (niacinamide). Làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.
    – Điều trị cho các bệnh nhân thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu.
    Cách dùng Vitamin B3
    Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ được thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ như sau:
    Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
    Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
    Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
    Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
    Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
    Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
    Liều dùng cho người lớn cần bổ sung Vitamin B3:
    – Đối với cơ thể của nam giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 16 mg mỗi ngày.
    – Đối với cơ thể của nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 14 mg mỗi ngày.
    – Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai nên dùng 18 mg mỗi ngay.
    – Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nên dùng 17 mg mỗi ngày.
    Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ thay đổi theo độ tuổi của trẻ như sau:
    Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
    Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
    Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
    Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
    Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
    Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
    Chống chỉ định với Vitamin B3
    Đối với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
    Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
    Người thường xuyên dùng các chất kích thích.
    Bị gan hoặc thận
    Tương tác thuốc của Vitamin B3
    Tương tác thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ khi dùng chung. Sau đây là một số loại thuốc có thể tương tác với nhóm vitamin B3 khi dùng chung.
    – Thuốc kháng sinh tetracycline – kháng sinh này có khả năng làm giảm hấp thu và hiệu quả của vitamin B3;
    – Nhóm Phenytoin và axit valproic –làm thiếu hụt vitamin B3.
    – Thuốc trị lao isoniazid – thuốc này có thể gây thiếu hụt niacin;
    Chế độ ăn uống:
    Trong quá trình dùng thuốc nếu bạn uống rượu và thuốc lá thì làm cho thuốc có thể tương tác với vài loại nhất định. Về vấn đề này bạn nên gặp bác sĩ để tham khảo thêm ý kiến về việc dùng thuốc cùng với các loại thức ăn, kết hợp với rượu và thuốc lá.
    Ngoài ra tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe.
    Tác dụng phụ của Vitamin B3
    Cơ thể ngứa, mẩn đỏ.
    Chóng mặt, buồn nôn.
    Tiêu chảy, ho.
    Tim đập nhanh hơn.
    Nước tiểu có màu vàng sậm.
    Cơ thể bị bầm tím.
    Khó thở hoặc khó nuốt.
    Các cơ đau nhức không rõ nguyên nhân.
    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, xin hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin C

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Acid Ascorbic
    Dược lực của Vitamin C
    Vitamin tan trong nước.
    Dược động học của Vitamin C
    Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
    Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
    Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
    Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
    Tác dụng của Vitamin C
    Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể
    - Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
    - Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
    - Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
    - Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
    - Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    - Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
    Chỉ định khi dùng Vitamin C
    Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C. Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
    Thiếu máu do thiếu sắt. 
    Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
    Cách dùng Vitamin C

    Vitamin C có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
    • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
    • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
    • Dạng si rô, thuốc uống: 500mg/ml.
    • Viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
    • Viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

    Liều dùng thông thường cho người lớn hỗ trợ giảm cân

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 50-200 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn để acid hóa nước tiểu

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 4-12 g/ngày trong 3-4 liều chia.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Scorbut

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-250 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em hỗ trợ giảm cân

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 35-100 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em để acid hóa nước tiểu

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 500mg mỗi 6-8 giờ.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh Scorbut

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-300 mg/ngày chia làm nhiều lần trong ít nhất hai tuần.

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm, đồ uống và hoạt động bị hạn chế.

    Thận trọng khi dùng Vitamin C
    Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
    Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
    Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
    Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
    Thời kỳ mang thai
    Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
    Thời kỳ cho con bú
    Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
    Chống chỉ định với Vitamin C
    Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
    Tương tác thuốc của Vitamin C

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

    • Amygdalin;
    • Deferoxamine;
    • Indinavir.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

    Vấn đề về máu – vitamin C liều cao có thể gây ra các vấn đề về máu.

    • Bệnh tiểu đường loại 2 –vitamin C liều quá cao có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đường trong nước tiểu;
    • Thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) – vitamin C liều cao có thể gây thiếu máu tán huyết;
    • Sỏi thận (hoặc có tiền sử bị sỏi thận) – vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đường tiết niệu.
    Tác dụng phụ của Vitamin C

    Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm:

    • Phát ban;
    • Khó thở;
    • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

    Ngừng sử dụng Vitamin C và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

    • Đau khớp, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
    • Ớn lạnh, sốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
    • Đau ở phía bên hoặc dưới lưng, có máu trong nước tiểu của bạn.

    Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

    • Ợ nóng, khó chịu dạ dày;
    • Buồn nôn, tiêu chảy, co rút dạ dày.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Vitamin C
    Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
    Đề phòng khi dùng Vitamin C
    Bệnh nhân sỏi thận, phụ nữ có thai dùng dài ngày.
    Bảo quản Vitamin C
    Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
    Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và