Điều trị tại chỗ vẩy nến da đầu. DƯỢC LỰCCalcipotriol là chất tương tự Vitamin D. Những nghiên cứu in vitro cho thấy calcipotriol làm giảm biệt hóa và ức chế tăng sinh các tế bào sừng. Đó chính là cơ sở cho những tác dụng của chất này trong bệnh vảy nến.Cũng giống như các corticosteroid tại chỗ khác, ngoài việc dùng để điều trị những tình trạng cơ bản, betamethasone dipropionate có tính kháng viêm, chống ngứa, co mạch và ức chế miễn dịch.Nếu được phủ kín, hiệu quả của thuốc có thể được tăng lên do tăng quá trình thẩm thấu của lớp sừng. Tỷ lệ tác dụng có hại tăng lên là do hiện tượng này. Nói chung, cơ chế tác dụng chống viêm của các steroid tại chỗ vẫn còn chưa rõ.
Cách dùng Divibet
Bôi vùng bệnh da đầu 1 lần/ngày. Đợt điều trị 4 tuần. Giám sát y tế nếu điều trị nhắc lại. Liều 1-4 g (4 g = 1 thìa cà phê), tối đa 15 g/ngày và 100 g/tuần. Diện tích da được điều trị không quá 30% diện tích cơ thể. Lắc chai trước khi dùng. Không gội đầu ngay sau khi bôi. Giữ thuốc trên da đầu qua đêm hoặc cả ngày.QUÁ LIỀUDùng thuốc quá liều khuyến cáo có thể gây tăng canxi huyết thanh nhưng sẽ giảm nhanh khi ngừng thuốc.Dùng corticosteroid tại chỗ kéo dài có thể làm ức chế chức năng tuyến yên-thượng thận gây suy giảm tuyến thượng thận thứ phát thường có thể đảo ngựơc được. Nên điều trị triệu chứng trong những trường hợp này.Trong những trường hợp ngộ độc mạn tính, nên ngừng điều trị corticosteroid từ từ.Đã có báo cáo về một bệnh nhân bị vảy nến thể đỏ da lan rộng điều trị bằng 240g thuốc mỡ Daivobet hàng tuần (liều tối đa hàng tuần là 100g) trong 5 tháng đã mắc hội chứng Cushing và vảy nến thể mụn mủ sau khi ngừng điều trị đột ngột.
Chống chỉ định với Divibet
Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn chuyển hóa canxi. Tổn thương da do virus, nấm hay nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, biểu hiện ngoài da bệnh lao/giang mai, viêm da quanh miệng, teo da, dòn tĩnh mạch da, vảy cá, trứng cá, trứng cá đỏ, vết loét, vết thương. Vẩy nến giọt, vảy nến đỏ da toàn thân, tróc vảy, vảy nến mụn mủ. Suy thận, rối loạn chức năng gan nặng.
Tác dụng phụ của Divibet
Dựa trên những số liệu của các thử nghiệm lâm sàng, chỉ có một phản ứng thuốc phổ biến được biết đến là ngứa. Những phản ứng có hại không phổ biến là rát bỏng da, đau hoặc kích thích da, viêm nang, viêm da, đỏ da, trứng cá, khô da, làm nặng thêm bệnh vảy nến, nổi ban, ban có mụn mủ và kích thích mắt. Những phản ứng có hại này là những phản ứng tại chỗ không nguy hiểm. Những phản ứng có hại do MedDRA SOC liệt kê và những phản ứng có hại cá nhân được liệt kê theo thứ tự thường thấy nhất. Khó chịu ở mắt Không phổ biến (≥ 1/1.000 và > 1/100): Kích thích mắt Rối loạn ở da và mô dưới da Phổ biến (≥ 1/100 và > 1/10): Ngứa Không phổ biến (≥ 1/1.000 và > 1/100): Rát bỏng da, đau hoặc kích thích da, viêm nang, viêm da, đỏ da, trứng cá, khô da, làm nặng thêm bệnh vảy nến, nổi ban, ban có mụn mủ. Dưới đây là tác dụng có hại của calcipotriol và betamethasone: Calcipotriol Tác dụng có hại gồm có các phản ứng tại vùng bôi thuốc, ngứa, kích thích da, cảm giác rát bỏng, khô da, đỏ da, nổi ban, viêm da, chàm da, vảy nến bị nặng thêm, nhạy cảm với ánh sáng và các phản ứng quá mẫn bao gồm cả những trường hợp rất hiếm như phù nội mạc và phù mặt. Rất hiếm xảy ra các ảnh hưởng toàn thân sau khi dùng thuốc tại chỗ gây tăng canxi máu và tăng canxi niệu. Betamethasone (dạng dipropionate) Có thể xảy ra phản ứng tại chỗ sau khi dùng, đặc biệt khi dùng kéo dài, gồm có teo da, dãn mao mạch, nổi vân, viêm nang, rậm lông, viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng tiếp xúc, mất sắc tố và nổi kê dạng keo. Khi điều trị vảy nến, có thể xảy nguy cơ vảy nến mụn mủ toàn thân. Những tác dụng toàn thân của việc dùng corticosteroid tại chỗ tuy hiếm gặp ở người lớn nhưng có thể nặng. Có thể xảy ra ức chế adenocortical, thiên đầu thống, nhiễm trùng và tăng nhãn áp, đặc biệt sau khi điều trị trong thời gian dài. Những tác dụng toàn thân thường xảy ra hơn khi vùng bôi thuốc bị che phủ (plastic, nếp gấp da), khi bôi thuốc trên diện rộng và điều trị thời gian dài.
Đề phòng khi dùng Divibet
Thuốc có chứa một steroid nhóm III mạnh nên tránh dùng cùng với một loại steroid khác trên da đầu. Có thể xảy ra tác dụng có hại khi dùng cùng với corticosteroid toàn thân như dùng adrenocorticoid ức chế hay tác động vào kiểm soát chuyển hóa trong bệnh đái tháo đường do corticosteroid tại chỗ có thể được hấp thụ theo đường toàn thân. Tránh phủ kín khi bôi thuốc do làm tăng sự hấp thụ corticosteroid toàn thân. Trong một nghiên cứu trên những bệnh nhân bị vảy nến da đầu và vảy nến toàn thân diện rộng dùng phối hợp Thuốc liều cao (bôi trên da đầu) và thuốc mỡ Daivobet (bôi trên người), 5 trong số 32 bệnh nhân có biểu hiện giảm đáp ứng cortisol trên hocmone adrenocorticotropic (ACTH) sau 4 tuần điều trị. Do trong thành phần thuốc có chứa calcipotriol, có thể xảy ra tình trạng tăng canxi máu nếu dùng quá liều tối đa hàng tuần (100g). Tuy nhiên, mức canxi huyết thanh nhanh chóng trở về bình thường khi ngừng điều trị. Nguy cơ tăng canxi máu sẽ được hạn chế nếu thực hiện đúng những khuyến cáo về calcipotriol. Chưa thiết lập về hiệu quả và độ an toàn khi dùng thuốc này trên các vùng không phải là da đầu. Tránh bôi quá 30% diện tích bề mặt cơ thể. Tránh bôi lên vùng rộng da bị tổn thương, trên niêm mạc hay nếp gấp da do làm tăng hấp thu corticosteroid toàn thân. Da mặt và cơ quan sinh dục rất nhạy cảm với corticosteroid. Chỉ nên dùng corticosteroid yếu hơn cho các vùng này. Có thể thấy phản ứng có hại tại chỗ không phổ biến (như kích thích mắt hay da mặt) khi thuốc rơi vào vùng mặt hay vào mắt và kết mạc mắt. Cần hướng dẫn bệnh nhân cách dùng đúng để tránh trường hợp bôi vào hoặc làm rơi thuốc vào mắt, miệng và mặt. Phải rửa sạch tay sau mỗi lần bôi thuốc để tránh làm giây thuốc ra các vùng trên. Cần điều trị bằng thuốc chống nhiễm khuẩn nếu tổn thương chuyển thành nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên, cần ngừng điều trị bằng corticosteroid khi nhiễm trùng nặng thêm. Có thể xảy ra nguy cơ bị vảy nến mụn mủ toàn thân hay tác dụng có hại khi ngừng điều trị vảy nến bằng corticosteroid tại chỗ. Vì vậy, cần tiếp tục giám sát y tế sau điều trị. Có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn của corticosteroid toàn thân và tại chỗ khi dùng thuốc trong thời gian dài. Nên ngừng điều trị trong những trường hợp có tác dụng không mong muốn xảy ra do việc dùng corticosteroid trong thời gian dài. Không có kinh nghiệm về việc dùng thuốc đồng thời với các sản phẩm chống vảy nến theo đường toàn thân hay với liệu pháp ánh sáng. Khi điều trị bằng Xamiol Gel, thầy thuốc nên khuyên bệnh nhân hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá mức với ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo. Chỉ nên dùng calcipotriol tại chỗ cùng với UVR khi bác sĩ và bệnh nhân nhận thấy lợi ích vượt trội những nguy cơ tiềm tàng. Xamiol Gel có chứa butylated hydroxytoluene (E321) mà có thể gây phản ứng da tại chỗ (như viêm da tiếp xúc) hay kích thích mắt và niêm mạc. Trẻ nhỏ Không khuyến cáo sử dụng Xamiol Gel cho trẻ dưới 18 tuổi do thiếu số liệu về độ an toàn và hiệu quả sử dụng. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc Xamiol Gel không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Phụ nữ có thai Không có dữ liệu đầy đủ về việc dùng Xamiol Gel cho phụ nữ có thai. Những nghiên cứu trên động vật dùng glucocorticoid cho thấy độc tính thai sản, nhưng một số các nghiên cứu về dịch tễ học lại không chỉ ra được những bất thường bẩm sinh ở những trẻ sơ sinh có mẹ dùng corticosteroid trong thời kỳ mang thai. Chưa chắc nguy cơ trên người. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích vượt trội nguy cơ. Phụ nữ cho con bú Betamethasone đi qua sữa mẹ nhưng không rõ về những nguy cơ tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh với liều điều trị. Không có số liệu về bài tiết calcipotriol trong sữa mẹ. Cần thận trọng khi kê đơn Xamiol Gel cho phụ nữ đang cho con bú.
Dùng Divibet theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcipotriol
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Calcipotriol
Dược lực của Calcipotriol
Calcipotriol tạo ra sự biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng. Vì vậy, ở vùng da bị vẩy nến, Calcipotriol làm cho sự tăng sinh và biệt hóa tế bào trở về bình thường.
Dược động học của Calcipotriol
Calcipotriol rất ít được hấp thu qua da. Kết quả thu được ở hơn 3000 bệnh nhân vẩy nến đã chứng minh rằng calcipotriol có hiệu quả cao và được dung nạp tốt.
Tác dụng của Calcipotriol
Calcipotriol là dạng dùng tại chỗ của dẫn xuất vitamin D, calcipotriol, chất này tạo ra sự biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng. Vì vậy, ở vùng da bị vẩy nến, Calcipotriol làm cho sự tăng sinh và biệt hóa tế bào trở về bình thường. Calcipotriol không làm vấy bẩn, không có mùi, được dung nạp tốt đối với da bình thường và tránh được các tác dụng phụ của steroids.
Chỉ định khi dùng Calcipotriol
Vẩy nến thông thường.
Cách dùng Calcipotriol
Chỉ nên thoa thuốc mỡ Calcipotriol lên vùng da có sang thương 2 lần/ngày. Ðối với một số bệnh nhân khi điều trị duy trì chỉ cần thoa ít lần hơn. Liều dùng hàng tuần không vượt quá 100g.
Thận trọng khi dùng Calcipotriol
Không nên thoa thuốc mỡ lên mặt vì thuốc có thể gây kích thích da mặt. Phải rửa tay cẩn thận sau khi dùng thuốc. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Dù các nghiên cứu ở súc vật thực nghiệm không cho thấy có bất kỳ tác dụng gây quái thai nào, nhưng sự an toàn của thuốc mỡ Calcipotriol khi dùng cho phụ nữ có thai không được bảo đảm.
Chống chỉ định với Calcipotriol
Tăng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc mỡ Calcipotriol.
Tương tác thuốc của Calcipotriol
Thuốc mỡ Calcipotriol là một thuốc chế biến sẵn để dùng ngay, do đó không nên trộn lẫn với các thành phần của thuốc khác.
Tác dụng phụ của Calcipotriol
Tác dụng phụ nhẹ như kích thích da tại chỗ tạm thời và hiếm khi viêm da vùng mặt xảy ra.
Quá liều khi dùng Calcipotriol
Dùng quá nhiều (hơn 100g thuốc mỡ Calcipotriol/tuần) có thể làm tăng calci huyết. Tác dụng này nhanh chóng giảm đi khi ngưng điều trị.
Bảo quản Calcipotriol
Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 độ C - 25 độ C.
Dùng Calcipotriol theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Betamethason
Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần
Betamethason 0,5mg
Chỉ định khi dùng Betamethason
- Được chỉ định trong những trường hợp phức tạp của dị ứng đường hô hấp, dị ứng da và mắt, cũng như những bệnh viêm mắt cần chỉ định hỗ trợ bằng corticoide tồn thân.- Các chứng viêm mắt bao gồm: viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm thể mi không có u hạt, viêm mống mắt – thể mi, viêm màng mạch, viêm màng mạch – võng mạc.
DƯỢC LỰC HỌC: Viên nén Cédesfarnin phối hợp hai tác động kháng viêm của betamethason và tác động kháng histamin H1 của dexclorpheniramin maleat. Phối hợp betamethason và dexclorpheniramin maleat cho phép giảm liều corticoide mà vẫn thu được hiệu quả tương tự khi chỉ dùng riêng corticoide đó với liều cao hơn. DƯỢC ĐỘNG HỌC:Sinh khả dụng theo đường uống của dexclorpheniramin maleat xấp xỉ 82%. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt từ 1-2 giờ sau khi dùng thuốc. Dexclorpheniramin maleat liên kết với protein khoảng 90 - 95%. Độ thanh thải của Dexclorpheniramin maleat là 8,7 ± 1,6 ml/phút/kg. Thể tích phân bố của thuốc là 1,5 ± 0,2 lít/kg. Dexclorpheniramin maleat được chuyển hóa ở gan và những chất chuyển hóa là dạng este sulfat và glucuronid được bài tiết vào nước tiểu. Nửa đời của Dexclorpheniramin maleat xấp xỉ 1,7 - 2,7 giờ.
Cách dùng Betamethason
Liều nên điều chỉnh tùy theo mức độ trầm trọng và đáp ứng của bệnh nhân. Khi có tiến triển tốt, nên giảm liều dần cho đến mức độ duy trì tối thiểu và nên ngưng thuốc ngay khi có thể. - Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: khởi đầu 1 – 2 viên / lần x 4 lần / ngày, uống thuốc sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Không được vượt quá 8 viên / ngày. - Trẻ từ 6 - 12 tuổi: liều khuyến cáo là 1/2 viên / lần x 3 lần / ngày. Nếu cần thiết có thể tăng liều, tốt hơn nên dùng lúc đi ngủ. Không được vượt quá 4 viên / ngày. QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ: - Triệu chứng gồm: hội chứng Cushing, yếu cơ, lỗng xương,...chỉ xảy ra khi điều trị dài ngày. - Xử trí: Tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng thuốc. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chống chỉ định với Betamethason
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc hay với những thuốc có cấu trúc tương tự. - Bệnh nhân bị nhiễm nấm tồn thân, nhiễm virus. - Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO. - Trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng. - Phụ nữ có thai.
Tương tác thuốc của Betamethason
* Betamethason: - Dùng đồng thời với phenobarbital, phenytoin, rifampicin hay ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa corticoide, và do đó làm giảm tác dụng điều trị. - Nếu dùng đồng thời thuốc với estrogen nên được theo dõi về tác động quá mức của corticoide. - Dùng đồng thời thuốc với các thuốc lợi tiểu làm mất kali có thể dẫn đến hạ kali huyết. Dùng đồng thời thuốc với các glycosid tim có thể làm tăng tác dụng và độc tính trên tim đi kèm với hạ kali huyết. Thuốc cũng có thể làm tăng khả năng mất kali khi dùng chung với amphotericin B. Do đó, cần kiểm tra nồng độ chất điện giải, đặc biệt là kali khi dùng chung với các thuốc kể trên. - Dùng chung thuốc với những thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hay giảm tác dụng chống đông. - Làm tăng mức độ trầm trọng của loét dạ dày-ruột khi dùng chung với các thuốc kháng viêm không steroide hay rượu. - Có thể làm giảm nồng độ salicylic trong máu. Nên cẩn thận khi phối hợp với acid acetyl salicylic trong trường hợp giảm prothrombin huyết. - Có thể phải điều chỉnh liều dùng đối với người mắc bệnh tiểu đường. * Dexclorpheniramin maleat: - Thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) kéo dài và làm tăng tác dụng của các thuốc kháng histamin H1 khi dùng; có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng. - Dùng đồng thời dexclorpheniramin maleat với rượu, thuốc chống trầm cảm loại tricyclo barbiturat hay những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng của dexclorpheniramin maleat. Tác dụng của thuốc kháng đông có thể bị ức chế bởi các thuốc kháng histamin. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: - Rối loạn nước - điện giải, suy tim xung huyết, cao huyết áp. - Yếu cơ, lỗng xương, hoại tử vô trùng đầu xương. - Loét dạ dày có thể gây thủng và xuất huyết, viêm tụy. - Chậm lành vết thương, loạn dưỡng da, chấm xuất huyết. - Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, đục thủy tinh thể dưới bao sau, tăng nhãn áp,…
Tác dụng phụ của Betamethason
- Các tác dụng không mong muốn của Betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị. - Tác dụng phụ tại chỗ: cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng, viêm nang lông, chứng tăng lông tóc, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, nhiễm trùng thứ phát, teo da, nổi vân da. Hiếm gặp viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch. - Tác dụng phụ toàn thân: + Chuyển hóa: thường gặp mất kali, giữ natri, giữ nước. + Nội tiết: thường gặp kinh nguyệt thất thường, hội chứng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai và trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose. + Cơ xương: thường gặp yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương. + Thần kinh: ít gặp, sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ. Hiếm gặp tăng áp lực nội sọ lành tính. + Mắt: ít gặp, đục thủy tinh thể, glaucom. + Tiêu hóa: ít gặp, loét dạ dày, chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Đề phòng khi dùng Betamethason
* Betamethason: - Nên cẩn thận khi dùng corticoide trong những trường hợp sau: viêm loét kết tràng không đặc hiệu, nếu có khả năng tiến tới thủng, abces hay những nhiễm trùng sinh mủ khác; viêm túi thừa; vừa mới nối ruột; loét dạ dày hoạt động hay tiềm ẩn; suy thận; cao huyết áp; lỗng xương và nhược cơ nặng. - Sử dụng corticoide kéo dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể dưới bao sau (đặc biệt ở trẻ em), glôcôm có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác và có thể thúc đẩy nhiễm trùng thứ phát ở mắt do nấm hoặc do virus. - Liều trung bình và liều cao corticoide làm tăng huyết áp, giữ muối-nước, và sự đào thải kali. Nên cân nhắc chế độ ăn uống hạn chế muối và cung cấp thêm kali. Tất cả corticoide đều làm gia tăng sự đào thải calcium. * Dexclorpheniramin maleat: Nên dùng cẩn thận viên nén Cedesfarnin cho bệnh nhân mắc chứng glôcôm góc hẹp, loét dạ dày hẹp, tắc nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch bao gồm cao huyết áp, bị gia tăng áp lực nội nhãn hay cường giáp. * Sử dụng thuốc cho trẻ em: chưa xác định được tính an tồn và hiệu lực của thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi. * Sử dụng thuốc cho người già: các thuốc kháng histamin thông thường có thể gây chóng mặt, an thần và hạ huyết áp ở các bệnh nhân trên 60 tuổi. * Tác động lên khả năng lái xe hay thao tác máy móc: Bệnh nhân nên lưu ý khi thực hiện những hoạt động cần cảnh giác thần kinh như lái xe hay điều khiển các thiết bị, máy móc,…