Dùng Eurosol-M in D5 water theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dextrose
Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
Dextrose
Dược lực của Dextrose
Dextrose là tên của một loại đường đơn được làm từ ngô và giống hệt về mặt hóa học với glucose , hoặc đường trong máu. Dextrose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Dextrose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Dextrose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết.
Dược động học của Dextrose
– Dextrose được hấp thu nhanh chóng theo đường tiêm tĩnh mạch. – Sau khi vào cơ thể, dextrose chuyển hóa thành carbon dioxide và nước, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Chỉ định khi dùng Dextrose
– Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể. – Giải độc trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp và mạn, thuốc ngủ, ngộ độc do cyanide,sốc, viêm gan hoặc xơ gan. – Chất dẫn để truyền thuốc vào cơ thể trước, trong và sau phẫu thuật. – Phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm ceton huyết trong các trường hợp suy dinh dưỡng. – Dùng cho chứng giảm dextrose huyết
Cách dùng Dextrose
– Truyền dung dịch DEXTROSE qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.– Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh. Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.– Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.– Liều dextrose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg cho 1kg thể trọng trong 1 giờ
Thận trọng khi dùng Dextrose
– Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần. – Không truyền dung dịch dextrose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc tắc nghẽn. – Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch DEXTROSE có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE HOẶC VẬN HÀNH MÁY: Chưa thấy dung dịch tiêm truyền DEXTROSE ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy sau khi tiêm truyền. THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ: – Phụ nữ có thai chỉ dùng DEXTROSE khi thật cần thiết. – DEXTROSE an toàn đối với phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Dextrose
– Người bệnh không dung nạp được dextrose. – Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tuỷ sống, người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não. – Tình trạng mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ chất điện giải. – Tình trạng ứ nước. – Kali huyết hạ, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan. – Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
Tác dụng phụ của Dextrose
– Thường gặp: đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch. – Ít gặp: rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết). – Hiếm gặp: mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh). – Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều khi dùng Dextrose
– Khi truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn DEXTROSE 10% có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết. – Xử trí quá liều: + Giảm liều và/hoặc tiêm insulin nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu. + Điều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền. + Điều chỉnh cân bằng nước và chất điện giải.
Dùng Dextrose theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Natri Chlorid
Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
Sodium chloride
Chỉ định khi dùng Natri chlorid
Phòng chống các bệnh răng miệng: viêm lợi, viêm chân răng, viêm họng, viêm amidan ... Các bệnh lây qua đường hô hấp; Rửa mũi, tai, các vết mẩn ngứa, dị ứng; Dùng súc miệng, làm nước đánh răng hàng ngày, dùng cho trẻ nhỏ rơ lưỡi; Dùng ngoài trong các trường hợp khác: rửa vết thương kín phòng ngừa nhiễm trùng, rửa mặt làm sạch da phòng ngừa mụn.
Cách dùng Natri chlorid
Dung dịch xịt mũi:Xịt mũi ngày 3-4 lần;Nước súc miệng:Súc miệng, họng ngậm 20-30ml dung dịch không pha loãng, súc kỷ trong vòng 30 giây rồi nhổ đi, có thể thực hiện nhiều lần.
Chống chỉ định với Natri chlorid
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Dùng Natri chlorid theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Magnesium
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Magnesium sulfate
Dược lực của Magnesium
Về phương diện sinh lý, magnesium là một cation có nhiều trong nội bào. Magnesium làm giảm tính kích thích của neurone và sự dẫn truyền neurone-cơ. Magnesium tham gia vào nhiều phản ứng men.
Dược động học của Magnesium
- Hấp thu: không hấp thu qua đường tiêu hoá. - Chuyển hoá: thuốc không chuyển hoá trong cơ thể. - Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng của Magnesium
Khi uống Magnesium sulfate có tác dụng gây nhuận tràng do 2 nguyên nhân: do không hấp thu khi uống nên hút nước vào trong lòng ruột để cân bằng thẩm thấu, kích thích giải phóng cholescystokinin - pancreozymin nên gây tích tụ các chất điện giải và chất lỏng vào trong ruột non, làm tăng thể tích và tăng kích thích sự vận động của ruột. Khi tiêm có tác dụng chống co giật trong nhiễm độc máu ở phụ nữ có thai, điều trị đẻ non, giảm magnesium máu.
Chỉ định khi dùng Magnesium
Ðiều trị các triệu chứng gây ra do tình trạng giảm Mg máu, bổ sung Mg trong phục hồi cân bằng nước điện giải, điều trị sản giật.
Cách dùng Magnesium
Tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng.
Chống chỉ định với Magnesium
Suy thận nặng với độ thanh thải của creatinine dưới 30 ml/phút.
Tương tác thuốc của Magnesium
Quinidin, các thuốc nhóm cura. Tránh dùng magnesium kết hợp với các chế phẩm có chứa phosphate và muối calcium là các chất ức chế quá trình hấp thu magnesium tại ruột non. Trong trường hợp phải điều trị kết hợp với tetracycline đường uống, thì phải uống hai loại thuốc cách khoảng nhau ít nhất 3 giờ.
Tác dụng phụ của Magnesium
Ðau tại chỗ tiêm, giãn mạch máu với cảm giác nóng. Tăng Mg máu.