Homtamin ginseng gold

Thành phần
cao nhân sâm, cao bạch quả, retinol palmitat, cholecalciferol, tocopherol acetat, acid ascobic, thiamin nitrar, pyridoxin HCl, riboflavin, nicotinamid, cyanocobanlamin, acid folic, biotin, dexpenthenol, calci glycerophosphat, magnesi glycerophosphat...
Dạng bào chế
Viên nang mềm
Dạng đóng gói
5 viên nang mềm/vỉ x 6 vỉ/túi nhôm x 2 túi nhôm/hộp
Sản xuất
Công ty TNHH Korea United Pharm. Int' L Inc - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-10796-10
Chỉ định khi dùng Homtamin ginseng gold
Bổ sung Vitamin và muối khoáng trong những trường hợp sau: thể chất yếu, chán ăn, loạn dưỡng, mệt mỏi, gầy mòn, stress, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ đang tuổi lớn và người già yếu.Hỗ trợ điều trị các triệu chứng sau: Rối loạn và giảm trí nhớ, xơ cứng động mạch.
Cách dùng Homtamin ginseng gold
Bổ sung Vitamin và muối khoáng: Liều thông thường cho người lớn là 1 viên nang mềm mỗi ngày.Hỗ trợ điều trị các triệu chứng: Liều thông thường cho người lớn là 2 viên nang mềm mỗi ngày.QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍTriệu chứng: Nếu dùng quá liều, có thể xuất hiện loét đường tiêu hóa và giảm khả năng dung nạp glucose.Xử trí: Khi dùng quá liều phải ngừng thuốc. Tiến hành liệu pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng nếu cần thiết.
Tương tác thuốc của Homtamin ginseng gold
Không dùng chung với các thuốc có chứa Phosphat, Calci, thuốc Tetracyclin dùng đường uống và các thuốc kháng acid.
Không dùng trà xanh, hồng trà (có chứa tannin) sau khi sử dụng thuốc.
Cần theo dõi khi sử dụng chung với Thuốc kháng aldosteron, Triamteren vì có thể làm tăng calci huyết.
Tác dụng phụ của Homtamin ginseng gold
Trong trường hợp buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ngứa gây ra do dùng Homtamin, nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
Trong những trường hợp khó chịu ở dạ dày, táo bón, nổi ban, đỏ da gây ra do dùng Homtamin, nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
Có thể gặp đa kinh hoặc kinh nguyệt khi dùng thuốc. Nếu tình trạng kéo dài, hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Đề phòng khi dùng Homtamin ginseng gold
Dùng hơn 5000 đơn vị quốc tế Vitamin A (Rentinol) mỗi ngày có khả năng sinh quái thai, do đó không được dùng Vitamin A vượt quá 5.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc phụ nữ có khả năng mang thai (ngoại trừ bệnh nhân thiếu Vitamin A). Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân sau: Bệnh tăng calci huyết, hội chứng thận hư.
Người mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc.
Bệnh nhân bị bệnh gan.
Trẻ dưới 6 tuổi.
Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân sau (hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng):
Bệnh nhân giảm protein huyết.
Bệnh nhân đang điều trị các bệnh khác.
Tránh dùng Vitamin hoặc Calci cho trẻ đã tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc trẻ đã có chế độ ăn đầy đủ.
Bệnh nhân bị tăng oxala niệu.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Bệnh nhân suy chức năng tim.
Bệnh nhân rối loạn chức năng thận.
Bệnh nhân rối loạn chức năng dạ dày ruột.
Thuốc chứa Tartrazin như tác nhân màu, vì vậy bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
LƯU Ý
Dùng đúng liều lượng và cách dùng đã được chỉ dẫn.
Nếu thấy hiệu quả kém sau 1 tháng điều trị, thảo luận vấn đề với bác sĩ hay dược sĩ.
Vitamin A cũng được cung cấp trong thức ăn hàng ngày, vì vậy cần lưu ý đến chế độ ăn uống khi sử dụng thuốc này do không nên dùng quá 5.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày.
SỬ DỤNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
Ở nước ngoài, có một vài báo cáo về tính sinh dị tật thai nhi, bị nghi ngờ do người mẹ dùng thường xuyên Vitamin A liều cao (hơn 10.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày) trong hoặc trước 3 tháng đầu của thai kỳ. Do vậy, nên tránh dùng cho phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc phụ nữ có khả năng có thai, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân thiếu Vitamin A.
Vitamin D bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy nên thận trọng vì có thể gây chứng tăng calci huyết cho trẻ bú mẹ.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần thiamin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin B1 250 mg

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần acid folic

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid folic 5mg
Chỉ định khi dùng Acid folic
- Kết hợp với vitamin B12 điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.- Phòng ngừa và điều trị thiếu acid folic ở phụ nữ có thai, có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh tủy sống để phòng ngừa dị tật này.Dược lực họcAcid folic là vitamin nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic cũng tham gia vào một số chuyển hoá biến đổi acid amin. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.Dược động họcThuốc được hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung hoạt động trong dịch não tủy, thải trừ qua thận. Acid folic đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Cách dùng Acid folic
Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:- Trẻ em > 1 tuổi và người lớn:Khởi đầu: uống 1 viên (5mg) mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 3 viên mỗi ngày.Duy trì: 1 viên, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.- Trẻ em > 1 tuổi: 500µg/kg/ngày.Phòng ngừa dị tật ống thần kinh:Phụ nữ mang thai có tiền sử thai nhi bị bất thường ống tủy sống ở lần mang thai trước: 4 - 5mg acid folic mỗi ngày, bắt đầu một tháng trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Tương tác thuốc của Acid folic
Dùng chung folat với sulphasalazin, thuốc tránh thai: hấp thu folat có thể bị giảm.
Dùng chung acid folic với thuốc chống co giật: nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Acid folic
Hiếm gặp: ngứa, nổi ban, mày đay và rối loạn tiêu hóa.
Đề phòng khi dùng Acid folic
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Thai kỳ
Acid folic liều cao chỉ nên dùng cho phụ nữ 1 tháng trước khi mang thai và 3 tháng sau khi mang thai ở phụ nữ có nguy cơ hoặc tiền sử mang thai bị bất thường về ống đốt sống thai nhi.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần biotin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Biotin
Dược lực của Biotin
Biotin là vitamin thuộc nhóm B.
Dược động học của Biotin
- Hấp thu: Biotin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá.
- Phân bố: biotin gắn chủ yếu với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Biotin chuyển hoá ở gan thành chất chuyển hoá Bis-norbiotin và biotin sulfoxid.
- Thải trừ: thuóc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu phần lớn ở dạng không đổi và một lượng nhỏ ở dạng các chất chuyển hoá.
Tác dụng của Biotin
Biotin là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cần cho nhiều chức năng chuyển hoá, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hoá propionat và dị hoá acid amin có mạch nhánh.
Các dấu hiệu của triệu chứng thiếu hụt biotin bao gồm viêm da bong, viêm lưỡi teo, tăng cảm, đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu nhẹ và thay đổi điện tâm đồ và rụng tóc.
Chỉ định khi dùng Biotin
Rụng lông tóc, viêm da do tiết bã nhờn, các triệu chứng ở da do thiếu vitamin nhóm B.
Cách dùng Biotin
Rụng lông tóc & tăng tiết bã nhờn ở da đầu Liều tấn công: 1-2 ống, 3 lần/tuần trong 6 tuần, IM. Liều duy trì: 3 viên/ngày trong 2 tháng. Các chỉ định khác Người lớn 10-20 mg/ngày. Trẻ em 5-10 mg/ngày, uống hay tiêm (IM, IV hay SC).
Thận trọng khi dùng Biotin
Chưa có thông tin.
Chống chỉ định với Biotin
Chưa có thông tin.
Tương tác thuốc của Biotin
Một số hợp chất đối kháng tác dụng của biotin, trong số này có avidin, biotin sulfon, desthiobiotin và một vài acid imidazolidon carboxylic.
Quá liều khi dùng Biotin
Chưa có thông báo về độc tính của biotin trên người mặc dù đã dùng lượng lớn kéo dài tới 6 tháng.
Bảo quản Biotin
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 dộ C.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần calci glycerophosphat

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calci glycerophosphate
Dược lực của Calci glycerophosphat
Calcium glycerophosphat là thuốc bổ sung calci.
Canxi glycerophosphate giúp tăng Canxi và phốt phát vô cơ. Canxi glycerophosphate thích hợp hơn canxi photphat do độ hòa tan tăng. So với canxi gluconate kết hợp và kali photphat, canxi glycerophosphate tạo ra sự lưu giữ phốt phát lớn hơn cho phép tăng khả năng giữ canxi và cuối cùng là sự kết hợp lớn hơn của các ion vào cấu trúc xươngCanxi glycerophosphate còn được sử dụng sản phẩm nha khoa như kem đánh răng để phòng ngừa sâu răng.Canxi glycerophosphate có thể hoạt động thông qua nhiều cơ chế khác nhau để tạo ra tác dụng chống sâu răng. Chúng bao gồm tăng khả năng kháng axit của men răng, tăng khoáng hóa men, sửa đổi mảng bám, hoạt động như một chất đệm pH trong mảng bám, và tăng nồng độ Canxi và phốt phát.
Canxi glycerophosphate kết hợp với natri monofluorophosphate đã được tìm thấy để làm giảm độ hòa tan axit của men răng. Điều này được cho là do sự tăng hấp thu fluoride ở dạng hòa tan không kiềm với chi phí của một phần còn lại ở dạng canxi florua hòa tan kiềm
Dược động học của Calci glycerophosphat
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hoà chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca++, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hoà nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Chỉ định khi dùng Calci glycerophosphat
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
Thận trọng khi dùng Calci glycerophosphat
Tránh dùng đường tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5 ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch, dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hoá (chỉ dùng 2 -3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác). Phải tránh dùng calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycosid trợ tim, trường hợp thật cần thiết, calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.
Chống chỉ định với Calci glycerophosphat
Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá huỷ xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tương tác thuốc của Calci glycerophosphat
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận, các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid, digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycosid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hoá. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci và tạo thành những phức hợp khó hấp thu. Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholesteramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
Tác dụng phụ của Calci glycerophosphat
Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau và hoặc có cảm giác ấm lên hạơc nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.
Quá liều khi dùng Calci glycerophosphat
Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng tiêm calci hoặc bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta - adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm phân máu, có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.
Bảo quản Calci glycerophosphat
Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng (dưới 40 độ C) tốt nhất trong khoảng 15 -30 phút. Tránh để đóng băng.